Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13830:2023

ISO 21417:2019

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO THỢ LẶN VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ

Recreational diving services - Requirements for training on environmental awareness for recreational divers

Lời nói đầu

TCVN 13830:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 21417:2019;

TCVN 13830:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Cộng đồng lặn có khả năng đặc biệt về quan sát tình trạng của môi trường thủy sinh. Do đó, cần xây dựng một tiêu chuẩn thực hành có trách nhiệm đối với môi trường trong các chương trình đào tạo thợ lặn giải trí.

Trong đào tạo thợ lặn và các hoạt động lặn, thợ lặn phải có nhận thức về tác động đến môi trường. Bao gồm chủ động giảm thiểu các ảnh hưởng gây hại hiện hữu cũng như tiềm ẩn. Trong quá trình đào tạo, cần khuyến khích nhận thức về các hành động tích cực đối với môi trường.

Tiêu chuẩn này phác thảo cách cộng đồng lặn giải trí có thể sử dụng khả năng này trong khi đảm bảo việc xem xét đầy đủ được đưa ra đối với sự tương tác của thợ lặn với môi trường thủy sinh.

 

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO THỢ LẶN VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ

Recreational diving services - Requirements for training on environmental awareness for recreational divers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các chương trình đào tạo được thiết kế để giáo dục người tham gia có nhận thức về môi trường và thực hành môi trường bền vững trong các hoạt động lặn giải trí.

Các chương trình đào tạo bao gồm lý thuyết và một phần đào tạo thực hành tùy chọn dưới nước.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13826 (ISO 13970), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với việc đào tạo hướng dẫn viên lặn có ống thở với mục đích giải trí

TCVN 13552-3 (ISO 24801-3), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: Cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Hoạt động lặn (diving activities)

Các hoạt động bao gồm lặn có bình dưỡng khí, lặn có ống thở, lặn tự do (lặn nín thở) và các dịch vụ hỗ trợ lặn

4  Năng lực

Chương trình đào tạo phải đảm bảo vào cuối khóa học, những học viên hoàn thành khóa học sẽ:

- có thể ứng dụng thực hành tốt nhất liên quan đến các hoạt động của chính họ;

- có thể xác định các biện pháp thực hành tốt nhất liên quan đến các dịch vụ được cung cấp cho người tham gia (ví dụ: các nhà điều hành thuyền, các trung tâm lặn);

- hiểu về cách tương tác với môi trường nước theo cách giảm thiểu tác động gây hại;

- hiểu về cách các cá nhân tham gia vào các hoạt động thủy sinh có thể hành động để mang lại lợi ích cho thế giới thủy sinh bằng cách tham gia vào các hoạt động như dọn sạch các mảnh vụn thủy sinh, khảo sát, báo cáo hoặc quan sát đời sống thủy sinh.

5  Yêu cầu chung

Các nội dung của chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 6 có thể sử dụng cho thợ lặn và những người không phải thợ lặn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13830:2023 (ISO 21417:2019) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo nhận thức môi trường cho thợ lặn với mục đích giải trí

  • Số hiệu: TCVN13830:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản