Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13745:2023

MÍA NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT, CHỮ ĐƯỜNG

Sugarcane - Sampling and determination of extraneuos matters, commercial cane sugar (CCS)

Lời nói đầu

TCVN 13745:2023 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÍA NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH TẠP CHT, CHỮ ĐƯỜNG

Sugarcane - Sampling and determination of extraneuos matters, commercial cane sugar (CCS)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và xác định hàm lượng tạp chất, chữ đường của mía nguyên liệu để sản xuất đường.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7268, Đường - Thuật ngữ và định nghĩa

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7268 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tạp chất (extraneous matter)

Tất cả các phần khi đưa vào chế biến không thu được đường, bao gồm: lá mía, ngọn mía (tính từ đỉnh sinh trưởng hay điểm đồng tiền, hoặc còn gọi là mặt trăng trở lên), rễ, đất cát, dây buộc, các nhánh non, mía mầm (măng).

3.2

Chữ đường (commercial cane sugar)

CCS

Phần trăm khối lượng đường saccaroza theo lý thuyết có thể sản xuất được từ mía nguyên liệu.

CHÚ THÍCH: CCS cũng chính là hàm lượng đường trong mía được mua bởi các nhà máy đường, thường được dùng làm một trong những căn cứ để xác định khoản thanh toán cho mía nguyên liệu.

4  Lấy mẫu

4.1  Ly mẫu xác định hàm lượng tạp chất

4.1.1  Yêu cầu về số mẫu

Khối lượng mỗi mẫu để xác định tỷ lệ tạp chất phải ≥ 10 kg.

Số mẫu tối thiểu tương ứng với khối lượng của lô hàng trên một phương tiện chuyên chở như sau:

- Lô hàng có khối lượng từ 30 t (tấn) trở xuống lấy một mẫu;

- Lô hàng có khối lượng từ trên 30 t đến 60 t lấy hai mẫu;

- Lô hàng có khối lượng từ trên 60 t đến 90 t lấy ba mẫu;

- Lô hàng có khối lượng trên 90 t lấy bốn mẫu.

4.1.2  Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu trên xe mía, trên bàn cân, trên sân mía hoặc trên bản lùa mía, tùy theo điều kiện nào thuận lợi cho việc rút mẫu ngẫu nhiên.

- Đối với lô mía nguyên cây: Rút các cây mía ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau. Các cây mía được rút phải còn nguyên vẹn (bao gồm đủ các thành phần như gốc, rễ, ngọn) với số lượng sao cho đảm bảo đủ khối lượng mẫu cần thiết.

- Đối với lô mía đã được băm, chặt nhỏ: Lấy ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau. Mẫu lấy phải đại diện cỏ đủ các thành phần như gốc, rễ, ngọn với số lượng sao cho đảm bảo đủ khối lượng mẫu cần thiết.

Mẫu sau khi lấy được thu gom riêng, đánh mã số. Không làm rơi vãi, thất thoát, lẫn lộn mẫu trong quá trình lấy, vận chuyển, xử lý mẫu.

4.2  Lấy mẫu xác định chữ đường

4.2.1  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phò

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13745:2023 về Mía nguyên liệu - Phương pháp lấy mẫu và xác định tạp chất, chữ đường

  • Số hiệu: TCVN13745:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản