Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
GĂNG TAY Y TẾ SỬ DỤNG MỘT LẦN - PHẦN 1: YÊU CẦU VÀ THỬ NGHIỆM KHÔNG CÓ LỖ THỦNG
Medical gloves for single use - Part 1: Requirements and testing for freedom from holes
Lời nói đầu
TCVN 13415-1:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 455-1:2020;
TCVN 13415-1:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13415 (BS EN 455) Găng tay y tế sử dụng một lần, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 13415-1:2021 (BS EN 455-1:2020), Phần 1: Yêu cầu và thử nghiệm không có lỗ thủng;
- TCVN 13415-2:2021 (BS EN 455-2:2015), Phần 2: Yêu cầu và thử nghiệm tính chất vật lý;
- TCVN 13415-3:2021 (BS EN 455-3:2015), Phần 3: Yêu cầu và thử nghiệm đánh giá sinh học;
- TCVN 13415-4:2021 (BS EN 455-4:2009), Phần 4: Yêu cầu và thử nghiệm xác định hạn sử dụng.
GĂNG TAY Y TẾ SỬ DỤNG MỘT LẦN - PHẦN 1: YÊU CẦU VÀ THỬ NGHIỆM KHÔNG CÓ LỖ THỦNG
Medical gloves for single use - Part 1: Requirements and testing for freedom from holes
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử nghiệm găng tay y tế sử dụng một lần nhằm xác định không có lỗ thủng.
Không có tài liệu tham khảo trong tiêu chuẩn này.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Găng tay y tế sử dụng một lần (medical gloves for single use)
Găng tay sử dụng trong lĩnh vực y tế để bảo vệ bệnh nhân và người dùng khỏi lây nhiễm chéo, được thiết kế sử dụng cho một cá nhân trong một can thiệp duy nhất
CHÚ THÍCH: Găng tay y tế ghi nhãn sử dụng một lần là thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định thiết bị y tế (MDR). Thiết bị y tế sử dụng một lần có nghĩa là thiết bị dự định sử dụng cho một người trong một can thiệp duy nhất.
3.2
Lỗ thủng (hole)
Lỗi của găng tay cho phép lọt nước
Găng tay y tế sử dụng một lần phải không bị thủng khi thử nghiệm theo Điều 5.
5 Thử nghiệm độ kín nước để phát hiện lỗ thủng
5.1 Thử nghiệm trọng tài
Đặt thẳng đứng một ống rót có kích thước phù hợp để vừa với găng tay làm sao cho ống và găng tay có thể chứa được 1000 ml nước. Nếu do sự giãn dài của găng tay, 1000 ml không lấp đầy hoàn toàn găng tay thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của găng tay đều được thử nghiệm. Mọi quy trình điều chỉnh phải không ảnh hưởng đến khả năng phát hiện lỗ thủng.
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, có thể kẹp găng tay để hạn chế dòng nước chảy một cách tuần tự cho đến khi tất cả các bộ phận của găng tay đã được thử nghiệm trong khoảng thời gian yêu cầu.
CHÚ THÍCH 2: Kích thước đề xuất của ống rót nước được thể hiện trong Hình 1.
Gắn găng tay vào ống rót bằng cách chùm vòng bít găng tay qua đầu ống tối đa 40 mm và cố định nó bằng các phương tiện thích hợp để có được sự bịt kín nước mà không làm hỏng găng tay (xem Hình 1).
Thêm (1000 ± 50) ml nước ở nhiệt độ (15 đến 35) °C vào đầu hở của ống rót và cho nước đi tự do vào găng tay để đảm bảo phân phối đều vào từng ngón tay. Một phần lượng nước có thể vẫn còn lạ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7616:2007 (ISO 15383 : 2001) về Găng tay bảo vệ cho nhân viên chữa cháy - Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12326-5:2018 (ISO 374-5:2016) về Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật - Phần 5: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro vi sinh vật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12326-1:2018 (ISO 374-1:2016 with amendment 1:2018) về Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật - Phần 1: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro hóa chất
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13404-4:2021 (ISO 11608-4:2006) về Hệ thống tiêm bằng kim dùng trong y tế – Yêu cầu và phương pháp thử - Phần 4: Bút tiêm điện tử và cơ điện
- 1Quyết định 2992/QĐ-BKHCN năm 2021 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7616:2007 (ISO 15383 : 2001) về Găng tay bảo vệ cho nhân viên chữa cháy - Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12326-5:2018 (ISO 374-5:2016) về Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật - Phần 5: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro vi sinh vật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12326-1:2018 (ISO 374-1:2016 with amendment 1:2018) về Găng tay bảo vệ chống hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật - Phần 1: Thuật ngữ và các yêu cầu tính năng đối với rủi ro hóa chất
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13404-4:2021 (ISO 11608-4:2006) về Hệ thống tiêm bằng kim dùng trong y tế – Yêu cầu và phương pháp thử - Phần 4: Bút tiêm điện tử và cơ điện
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13415-1:2021 (BS EN 455-1:2020) về Găng tay y tế sử dụng một lần - Phần 1: Yêu cầu và thử nghiệm không có lỗ thủng
- Số hiệu: TCVN13415-1:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra