Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12737:2019

ISO 22650:2018

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ GIẦY NGUYÊN CHIẾC - LIÊN KẾT GÓT

Footwear- Test methods for whole shoe - Heel attchment

Lời nói đầu

TCVN 12737:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 22650:2018.

TCVN 12737:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIY DÉP - PHƯƠNG PHÁP TH GIY NGUYÊN CHIC - LIÊN KẾT GÓT

Footwear- Test methods for whole shoe - Heel attachment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định liên kết gót của giầy dép. Tiêu chuẩn này áp dụng cho giầy dép phụ nữ có gót cao và gót trung bình.

Phương pháp thử trong tiêu chuẩn này đo ba tính chất có liên quan:

- Độ cứng của phần hậu giầy trong khi đi bộ thông thường;

- Lượng biến dạng cố định của phần hậu tạo ra do lực khá lớn tác dụng lên gót theo hướng về phía sau;

- Lực cần để tách gót.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), Vật liệu kim loại - Kiểm tra xác nhận máy thử tĩnh một trục - Phần 1: Máy thử kéo/nén - Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn hệ thống đo lực

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ bền liên kết gót (heel attchment strength)

Lực tối đa đo được dưới điều kiện thử cần để tách gót từ tổ hợp đế/đế trong.

CHÚ THÍCH  Độ bền liên kết gót được tính bằng niutơn.

3.2

Độ cứng (rigidity)

Độ biến dạng phần hậu đo được dưới các điều kiện thử với lực 200 N.

3.3

Độ biến dạng cố định (permanent deformation)

Biến dạng vĩnh viễn đo được của phần hậu dưới các điều kiện thử với lực 400 N.

4  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:

4.1  Thiết bị thử kéo

Thiết bị thử kéo phải tuân theo các yêu cầu trong TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), có độ chính xác tương đương với loại B, tốc độ kéo không đổi 100 mm/min ±10 mm/min.

Thiết bị quán tính thấp có bộ phận ghi lực tự động là cần thiết.

4.2  Dụng cụ để gắn gót giầy, các dụng cụ để gắn gót giầy ở gần đầu gót với liên kết kẹp trên của thiết bị thử kéo sao cho gót có thể quay tự do trong khi thử. Các thiết kế khác nhau là cần thiết cho gót to và gót mảnh như mô tả dưới đây:

4.2.1  Dụng cụ cho gót to, như thể hiện trên Hình 1.

Thanh G đường kính 6 mm, có thể di chuyển và đưa qua lỗ đã khoan trên gót đường kính 6 mm hoặc 7 mm như thể hiện trên Hình 3. Khối H ở phía đối diện của dụng cụ có một lỗ đường kính 13 mm, cho phép lắp trực tiếp vào thiết bị thử kéo tại chỗ kẹp trên cùng. Ngoài ra, nếu sử dụng thiết bị thử kéo không có các kẹp di chuyển được, khối H sẽ được thay bằng một phần có thể được kẹp chặt trên các kẹp của thiết bị.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12737:2019 (ISO 22650:2018) về Giầy dép - Phương pháp thử giầy nguyên chiếc - Liên kết gót

  • Số hiệu: TCVN12737:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản