Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12630-1:2019

BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA - QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG
PHẦN 1: BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA CẤP I

Site Map - Rules for the structure and Content
Part 1: Site Map Class I

Lời nói đầu

TCVN 12630 - 1: 2019 do Viện Điều tra, Quy hoạch rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12630 Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung gồm các phần sau đây:

- TCVN 12630-1:2019 Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 1: Bản đồ lập địa cấp I

- TCVN 12630-2:2019 Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 1: Bản đồ lập địa cấp II

- TCVN 12630-3:2019 Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 1: Bản đồ lập địa cấp III

 

BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA - QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG - PHẦN 1: BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA CẤP I

Site Map - Rules for the structure and Content - Part 1: Site Map Class I

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách trình bày và thể hiện nội dung của bản đồ lập địa cấp I cho một khoảnh hoặc một tiểu khu nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trồng rừng trên đất đồi núi.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 11565: 2016, bản đồ hiện trạng rừng - quy định về trình bày và thể hiện nội dung.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

3.1

Lập địa (Site)

Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.

3.2

Lập địa cấp I (Site class I)

Đơn vị lập địa riêng lẻ có những tính chất cơ bản tương tự nhau có ý nghĩa đối với sinh trưởng của cây rừng, hội tụ đủ 6 yếu tố gồm: kiểu đất phụ, độ dày tầng đất, dạng địa thế, mực nước ngầm, khí hậu địa hình và trạng thái thực vật rừng, trong đó trạng thái thực vật được phân 16 cấp chi tiết hơn lập địa cấp II.

3.3

Bản đồ lập địa cấp I (Site map class I)

Bản đồ được thể hiện lớp nền, ranh giới lô lập địa, ký hiệu các yếu tố lập địa, màu sắc và kiểu trải nền một số yếu tố lập địa chủ yếu trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1:5 000 và 1:10 000,

3.4

Tiểu khu (Compartment)

Đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, có ranh giới cố định được bao trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng.

CHÚ THÍCH: Một tiểu khu có diện tích trung bình 1 000 ha, số hiệu tiểu khu được đánh theo từng tỉnh.

3.5

Khoảnh (Sub Compartment)

Đơn vị quản lý rừng được phân chia từ tiểu khu rừng, có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất.

CHÚ THÍCH: Một khoảnh có diện tích trung bình 100 ha, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu lớp nền

4.1.1  Bản đồ sử dụng làm bản đồ nền là bản đồ địa hình quốc gia, hệ tọa độ VN 2000, múi chiếu 3°, kinh tuyến trục của bản đồ nền tham khảo trong Phụ lục I.

CHÚ THÍCH: VN 2000 là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.

4.1.2  Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào phạm vi khu vực lập bản đồ là một khoảnh hoặc một tiểu khu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Tỷ lệ bản đồ nền

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12630-1:2019 về Bản đồ lập địa - Quy định trình bày và thể hiện nội dung - Phần 1: Bản đồ lập địa cấp I

  • Số hiệu: TCVN12630-1:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản