Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 12367:2018

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI CHỮA CHÁY - ỦNG CHỮA CHÁY- YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

PPE for Firefighters - Firefighting Footwear - Technical requirements and testing methods

 

Lời nói đầu

TCVN 12367:2018 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn ISO/FDIS 11999-6:2016.

TCVN 12367:2018 do Cục Cảnh sát PCCC và CNCH biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI CHỮA CHÁY - ỦNG CHỮA CHÁY - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

PPE for Firefighters - Firefighting Footwear - Technical requirements and testing methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử Ủng chữa cháy dùng trong công tác chữa cháy.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp thử Giầy Ủng.

TCVN 7652:2007 (ISO 20345:2004), Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giầy Ủng an toàn.

TCVN 4502:2008 (ISO 868:2003), Chất dẻo và ebonit - Xác định độ cứng ấn lõm bằng thiết bị đo độ cứng (độ cứng shore).

TCVN 7205:2002 (ISO 15025:2000), Quần áo bảo vệ - Quần áo chống nóng và chống cháy - Phương pháp thử lan truyền cháy có giới hạn.

TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002), Quần áo bảo vệ - Quần áo chống nóng và cháy - Phương pháp thử: đánh giá vật liệu và cụm vật liệu khi tiếp xúc với một nguồn nhiệt bức xạ.

EN 374-1:2003, Protective gloves against chemicals and micro-organisms. Terminology and performance requirements. (Găng tay bảo vệ chống hóa chất và vi sinh vật. Thuật ngữ và yêu cầu kỹ thuật).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Ủng chữa cháy (Firefighting Footwear)

Ủng chuyên dụng để bảo vệ chân của người chữa cháy

3.2  Da (leather)

3.2.1  Da nguyên cật (full - grain leather)

Da của đại gia súc hay tiểu gia súc đã được thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn và còn nguyên lớp mặt cật.

3.2.2  Da cải tạo mặt cật (corrected - grain leather)

Da của đại gia súc hay tiểu gia súc đã được thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn, nhưng đã được mài bóng để cải tạo mặt cật.

3.2.3  Da váng (leather split)

Phần thịt hay phần giữa của con da hay da thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn và được lạng xẻ hay bào để loại bỏ hoàn toàn mặt cật.

3.3  Cao su (rubber)

Các chất đàn hồi đã được lưu hoá.

3.4  Vật liệu polyme (polymeric materials)

Là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ rất nhiều nhóm có cấu tạo hóa học giống nhau lặp đi lặp lại và chúng nối với nhau bằng liên kết đồng hóa trị.

VÍ DỤ: polyuretan hoặc poly(vinyl clorua).

3.5  Đế trong (insole)

Chi tiết bên trong không tháo được sử dụng để làm phần đế của Ủng chữa cháy thường gắn với phần mũ của Ủng chữa cháy trong quá trình tạo phom.

3.6  Lót mặt (insock)

Chi tiết có thể tháo được hoặc cố định của Ủng sử dụng để phủ một phần hoặc toàn bộ đế trong.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018 về Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN12367:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản