Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11969:2018

CỐT LIỆU LỚN TÁI CHẾ CHO BÊ TÔNG

Recycled coarse aggregate for concrete

Lời nói đầu

TCVN 111969:2018 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CỐT LIỆU LỚN TÁI CHẾ CHO BÊ TÔNG

Recycled Coarse Aggregate for Concrete

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cốt liệu lớn tái chế từ phế thải xây dựng được sử dụng cho sản xuất bê tông.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 7572-1:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 1: Lấy mẫu;

TCVN 7572-2:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 2: Xác định thành phần hạt;

TCVN 7572-4:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước;

TCVN 7572-9:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 8: Xác định tạp chất hữu cơ;

TCVN 7572-11:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 11: Xác định độ nén dập và hệ số hóa mềm của cốt liệu lớn;

TCVN 7572-12:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 12: Xác định độ hao mòn của cốt liệu lớn trong máy mài mòn va đập Los Angeles;

TCVN 7572-13:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 13: Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn;

TCVN 7572-14:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm-silic;

TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 15: Xác định hàm lượng clorua;

TCVN 7572-16:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử. Phần 16: Xác định hàm lượng sunfat, sunfit trong cốt liệu nhỏ.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Phế thải xây dựng (Demolition and construction waste)

Các loại vật liệu đã được sử dụng trong xây dựng trước đó, thành phần chủ yếu là bê tông, vữa, gạch, đá.

3.2

Cốt liệu tái chế (Recycled aggregate)

Cốt liệu thu được từ quá trình xử lý tái chế phế thải xây dựng.

3.3

Cốt liệu lớn tái chế (Recycled coarse aggregate)

Cốt liệu tái chế gồm chủ yếu các hạt có kích thước lớn hơn 5 mm.

3.4

Vật liệu tạp lai (Contaminated material)

Vật liệu lẫn trong hỗn hợp cốt liệu tái chế có nguồn gốc không phải từ bê tông, vữa, gạch, đá.

3.5

Vật liệu nhẹ (Lightweight material)

Vật liệu lẫn trong hỗn hợp cốt liệu tái chế có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3.

4  Phân loại

Theo chất lượng, cốt liệu lớn tái chế được phân thành hai loại: loại I và loại II.

CHÚ THÍCH: Loại I được khuyến nghị sử dụng cho bê tông đến mác M35, loại II

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11969:2018 về Cốt liệu lớn tái chế cho bê tông

  • Số hiệu: TCVN11969:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản