TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11960:2017
ISO 18696:2006
VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH ĐỘ CẢN HẤP THU NƯỚC - PHÉP THỬ HẤP THU NƯỚC THÙNG QUAY
Textiles - Determination of resistance to water absorption - Tumble-jar absorption test
Lời nói đầu
TCVN 11960:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 18696:2006 và đính chính kỹ thuật 1:2009, đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11958:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH ĐỘ CẢN HẤP THU NƯỚC - PHÉP THỬ HẤP THU NƯỚC THÙNG QUAY
Textiles- Determination of resistance to water absorption - Tumble-jar absorption test
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại vải dệt, có thể được hoặc không được xử lý hoàn tất cản nước hoặc kháng nước. Phép thử hấp thu nước thùng quay trong tiêu chuẩn này dùng để đo độ cản của vải đối với sự ngấm ướt bằng nước. Tiêu chuẩn này phù hợp để đo hiệu quả kháng nước của các chất xử lý hoàn tất được đưa lên vải, do vải đã xử lý chịu các điều kiện động học tương tự như các điều kiện thường gặp trong sử dụng thực tế.
Không dùng phép thử để dự đoán độ cản của vải đối với sự ngấm nước mưa bởi vì phép thử đo độ hấp thu nước vào vải chứ không phải đi qua vải. Tiêu chuẩn này dùng để xác định khả năng của vải cản lại sự hấp thu nước và có thể dùng để dự đoán sự gia tăng chắc chắn về khối lượng của sản phẩm may mặc trong sử dụng thực tế. Phép thử phù hợp nhất đối với vải dùng làm quần áo sử dụng trong điều kiện môi trường ướt khắc nghiệt trong một khoảng thời gian kéo dài.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Độ hấp thu (absorbency)
Xu hướng vật liệu hút và giữ lại chất lỏng, thường là nước, trong các lỗ nhỏ và các kẽ hở của vật liệu.
3.2 Độ kháng nước (water repellency)
Đặc tính của xơ, sợi hoặc vải cản lại sự ngấm ướt.
4 Nguyên tắc
Mẫu thử đã cân được quay trong nước một khoảng thời gian cố định và cân lại sau khi loại bỏ nước dư ra khỏi mẫu thử. Lấy sự gia tăng khối lượng tính bằng tỷ lệ phần trăm làm phép đo độ hấp thu hoặc sức cản ngấm ướt vào bên trong.
5 Lưu ý về an toàn
QUAN TRỌNG Phải tuân thủ đúng các quy định về thực hành trong phòng thử nghiệm. Đeo kính an toàn trong tất cả các khu vực thử nghiệm.
Các lưu ý về an toàn này chỉ nhằm mục đích thông tin. Các lưu ý này bổ sung cho qui trình thử nghiệm và không đầy đủ tất cả các thông tin. Trách nhiệm của người sử dụng là thực hiện các kỹ thuật an toàn và đứng trong khi xử lý vật liệu trong tiêu chuẩn này. Các nhà sản xuất phải được tham vấn về các chi tiết cụ thể như là cung cấp các tờ hướng dẫn về an toàn vật liệu và các khuyến nghị khác của nhà sản xuất.
6 Thiết bị, dụng cụ
6.1 Thiết bị thử hấp thu động lực1)
Hoặc dụng cụ chứa hình trụ hoặc hình lục giác quay cơ học có (đường kính) 145 mm ± 10 mm x (chiều dài) 300 mm ± 5 mm, làm bằng thủy tinh, gốm hoặc kim loại chống ăn mòn, được lắp vớ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-Z08:2016 (ISO 105-Z08:1995) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu – Phần Z08: Xác định độ hòa tan và độ ổn định dung dịch của thuốc nhuộm hoạt tính khi có mặt chất điện phân
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001) về Vật liệu dệt - Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo đối với vi sinh vật - Phép thử chôn trong đất - Phần 1: Đánh giá xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11957-2:2017 (ISO 9866-2:1991) về Vật liệu dệt - Ảnh hưởng của nhiệt khô lên vải dưới áp suất thấp - Phần 2: Xác định sự thay đổi kích thước của vải khi tiếp xúc với nhiệt khô;
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12342-2:2018 (ISO 16322-2:2005) về Vật liệu dệt - Xác định độ xoắn sau khi giặt - Phần 2: Vải dệt thoi và dệt kim
- 1Quyết định 3865/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Vật liệu dệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-Z08:2016 (ISO 105-Z08:1995) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu – Phần Z08: Xác định độ hòa tan và độ ổn định dung dịch của thuốc nhuộm hoạt tính khi có mặt chất điện phân
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001) về Vật liệu dệt - Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo đối với vi sinh vật - Phép thử chôn trong đất - Phần 1: Đánh giá xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11957-2:2017 (ISO 9866-2:1991) về Vật liệu dệt - Ảnh hưởng của nhiệt khô lên vải dưới áp suất thấp - Phần 2: Xác định sự thay đổi kích thước của vải khi tiếp xúc với nhiệt khô;
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12342-2:2018 (ISO 16322-2:2005) về Vật liệu dệt - Xác định độ xoắn sau khi giặt - Phần 2: Vải dệt thoi và dệt kim
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11960:2017 (ISO 18696:2006) về Vật liệu dệt - Xác định độ cản hấp thu nước - Phép thử hấp thu nước thùng quay
- Số hiệu: TCVN11960:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực