Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11866:2017

ISO 21500:2012

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Guidance on project management

 

Lời nói đầu

TCVN 11866:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 21500:2012;

TCVN 11866:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 258 Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các khái niệm và quá trình quản lý dự án quan trọng và có ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án.

Đối tượng sử dụng mục tiêu của tiêu chuẩn này gồm:

- các nhà quản lý cấp cao và các nhà tài trợ dự án: giúp hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và thực tiễn của việc quản lý dự án, để hỗ trợ và hướng dẫn thích hợp cho các nhà quản lý dự án, nhóm quản lý dự án và nhóm dự án;

- các nhà quản lý dự án, nhóm quản lý dự án và thành viên của nhóm dự án: giúp có được cơ sở chung để so sánh các tiêu chuẩn và thực tiễn dự án của mình với các tiêu chuẩn và thực tiễn dự án khác;

- các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở: để sử dụng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý dự án nhất quán với các tiêu chuẩn khác ở cấp độ cơ bản.

 

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Guidance on project management

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn đối với việc quản lý dự án có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, bao gồm các tổ chức công, tổ chức tư hoặc tổ chức cộng đồng, và cho bất kỳ loại dự án nào, không phân biệt độ phức tạp, quy mô hay thời gian thực hiện.

Tiêu chuẩn này mô tả chi tiết về các khái niệm và quá trình được xem xét để thiết lập việc thực hành tốt trong quản lý dự án. Các dự án được đặt vào bối cảnh của các chương trình và danh mục đầu tư dự án, tuy nhiên tiêu chuẩn này không đưa ra hướng dẫn chi tiết về việc quản lý các chương trình và danh mục đầu tư dự án. Các chủ đề liên quan đến quản lý chung chỉ được đề cập trong bối cảnh quản lý dự án.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

2.1

Hoạt động (activity)

Thành phần công việc được xác định trong một lịch trình cần được thực hiện để hoàn thành một dự án.

2.2

Lĩnh vực áp dụng (application area)

Loại dự án thường có trọng tâm chung liên quan tới sản phẩm, khách hàng hoặc ngành nghề.

2.3

Đường cơ sở (baseline)

Cơ sở tham chiếu để so sánh, mà dựa vào đó việc thực hiện dự án được theo dõi và kiểm soát.

2.4

Bản yêu cầu thay đi (change request)

Tài liệu xác định sự thay đổi được đề xuất đối với dự án.

2.5

Quản lý cấu hình (configuration management)

Việc ứng dụng các quy trình để kiểm soát, xác định sự tương quan và duy trì các tài liệu, quy định kỹ thuật và thuộc tính vật lý.

2.6

Kim soát (control)

So sánh việc thực hiện thực tế với việc thực hiện đã hoạch định, phân tích các sai khác và thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa thích hợp khi cần thiết.

2.7

Hành động khắc phục (corrective action)

Chỉ dẫn và hoạt động để điều chỉnh việc thực hiện công việc nhằm đưa việc thực hiện theo đúng với kế hoạch.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 (ISO 21500:2012) về Hướng dẫn quản lý dự án

  • Số hiệu: TCVN11866:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản