Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11555:2016

ISO 652:1975

NHIỆT KẾ THANG ĐO KÍN ĐỂ ĐO NHIỆT LƯỢNG

Enclosed-scale calorimeter thermometers

Lời nói đầu

TCVN 11555:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 652:1975. ISO 652:1975 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11555:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

NHIỆT KẾ THANG ĐO KÍN ĐỂ ĐO NHIỆT LƯỢNG

Enclosed-scale calorimeter thermometers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu đối với các loại nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng có phạm vi đo ngắn được sử dụng trong bom nhiệt lượng và để đo chính xác sự thay đổi của nhiệt độ. Nhiệt kế không có thang đo phụ tại 0 oC và do đó không phù hợp đo chính xác nhiệt độ (thường không yêu cầu trong phép đo nhiệt lượng), trừ khi nhiệt kế được kiểm tra đối chứng với nhiệt kế chuẩn ngay trước khi sử dụng.

2  Kiểu nhiệt kế

Nhiệt kế phải là kiểu nhiệt kế thủy tinh-thủy ngân thang đo kín.

3  Thang nhiệt độ

Nhiệt kế phải được chia độ theo thang Celsius, theo định nghĩa hiện tại của Thang nhiệt độ thực nghiệm quốc tế (Internation Practical Temperature Scale) được chấp nhận bởi Hội nghị toàn thể về cân đo (Conférence Générale des Poids et Mesures).

4  Độ nhúng

Tốt nhất, nhiệt kế phải được hiệu chuẩn để sử dụng nhúng toàn phần (nghĩa là số đọc được lấy khi nhiệt kế được đặt ở vị trí thẳng đứng và nhúng vào môi trường cần đo nhiệt độ ít nhất đến điểm cuối của cột chất lỏng), tuy nhiên vẫn cho phép hiệu chuẩn để sử dụng khi nhúng một phần theo yêu cầu của người sử dụng. Trên nhiệt kế nhúng một phần, mức nhúng phải được biểu thị bằng một vạch khắc sâu vòng quanh ít nhất một nửa chu vi thân của nhiệt kế, mức này tốt nhất là ở tại điểm nối "trụ" và thân (được ghi nhãn E trong Hình 1).

5  Thủy tinh

Thủy tinh phải được lựa chọn và gia công sao cho nhiệt kế hoàn thiện sẽ có các đặc tính sau:

5.1  Ứng suất nội của thủy tinh phải đủ nhỏ để giảm thiểu khả năng nứt vỡ do sốc nhiệt hoặc cơ học.

5.2  Số hiệu chỉnh kết quả đọc nhiệt kế tại nhiệt độ thấp nhất trong khoảng danh định không được thay đổi quá 0,02 oC ngay sau khi nhiệt kế được gia nhiệt 15 min tại nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thấp nhất 30 oC và để nguội tự nhiên trong không khí.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Nhiệt kế thang đo kín để đo nhit lượng

5.3  Độ nét của số đọc không được giảm bởi sự hóa mờ hoặc vẩn đục.

5.4  Mặt cong có thể biến dạng chút ít do khuyết tật hoặc tạp chất có trong thủy tinh

6  Khí nạp

Phía trên cột thủy ngân, nhiệt kế có thể rỗng hoặc được nạp khí. Trong trường hợp được nạp khí, chỉ sử dụng khí khô, trơ. Chỉ thị của nhiệt kế được nạp khí, khi mặt cong tại đỉnh thang đo, không được thay đổi quá 0,01 oC, khi thay đổi nhiệt độ của khí ở phía trên thủy ngân ở 30 oC.

CHÚ THÍCH Nói chung, để đáp ứng yêu cầu này thì áp suất khí bên trong không được quá 0,5 bar1, khi nhiệt kế cho phép đo nhiệt độ lớn nhất.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11555:2016 (ISO 652:1975) về Nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng

  • Số hiệu: TCVN11555:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản