Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11554:2016

EN 387:1977

TỈ TRỌNG KẾ - NGUYÊN TẮC KẾT CẤU VÀ ĐIỀU CHỈNH

Hydrometers - Principles of construction and adjustment

Lời nói đầu

TCVN 11554:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 387:1977.

ISO 387:1977 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11554:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TỈ TRỌNG KẾ - NGUYÊN TẮC KẾT CẤU VÀ ĐIỀU CHỈNH

Hydrometers - Principles of construction and adjustment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc kết cấu và điều chỉnh tỉ trọng kế bằng thủy tinh có khối lượng không đổi và không kèm theo nhiệt kế.

Tỉ trọng kế bằng thủy tinh có kèm theo nhiệt kế được quy định trong tiêu chuẩn riêng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới, nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11556 (ISO 1768), Tỉ trọng kế bằng thủy tinh - Hệ số giãn nở nhiệt khối qui ước (để xây dựng các bảng đo chất lỏng).

3  Cơ sở thang đo

3.1  Thang đo phải biểu thị khối lượng riêng (khối lượng trên đơn vị thể tích) tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m3) hoặc gam trên centimét khối (g/cm3).

CHÚ THÍCH Ưu điểm của việc sử dụng khối lượng riêng làm cơ sở thang đo của tỉ trọng kế được giải thích trong Phụ lục B.

3.2  Không khuyến nghị sử dụng thang đo khác ngoài thang đo theo khối lượng riêng, tuy nhiên, tùy theo mức độ quan trọng trong giao thương giữa các quốc gia, cho phép sử dụng thang đo theo khối lượng riêng tương đối so với nước.

Khối lượng riêng tương đối =

trong đó:

ρ1 là khối lượng riêng của chất lỏng tại nhiệt độ quy định t1;

ρ2 là khối lượng riêng của nước tại nhiệt độ quy định t2.

4  Nhiệt độ chuẩn

4.1  Nhiệt độ chuẩn đối với tỉ trọng kế phải là 20 oC.

CHÚ THÍCH Trong trường hợp đặc biệt, nhiệt độ 15 oC hoặc 17 oC có thể thay thế cho nhiệt độ 20 oC. Tại các nước nhiệt đới, khi nhiệt độ môi trường thường trên 20 oC và không muốn sử dụng nhiệt độ chuẩn là 20 oC thì có thể chấp nhận nhiệt độ chuẩn là 27 oC.

4.2  Khi sử dụng thang đo khối lượng riêng tương đối, nhiệt độ chuẩn đối với các mục đích của tiêu chuẩn này phải là 60 oF (15,56 oC) cho cả hai giá trị t1t2, theo định nghĩa trong 3.2.

5  Sức căng bề mặt

Tỉ trọng kế phải được điều chỉnh theo sức căng bề mặt. Trừ khi yêu cầu độ chính xác cao nhất, phải sử dụng một trong các loại sức căng bề mặt trong Phụ lục A.

Đối với tỉ trọng kế yêu cầu độ chính xác cao, được sử dụng với chất lỏng cụ thể (ví dụ dung dịch cồn), phải sử dụng giá trị sức căng bề mặt phù hợp với bề mặt sạch của chất lỏng này và phù hợp với chỉ thị thực tế của tỉ trọng kế [xem 11c) 3)].

6  Mức tham chiếu để điều chỉnh và đọc

6.1  Tỉ trọng kế được sử dụng với các

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11554:2016 (EN 387:1977) về Tỉ trọng kế - Nguyên tắc kết cấu và điều chỉnh

  • Số hiệu: TCVN11554:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản