Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11550:2016

ISO 9885:1991

DỤNG CỤ CHỨA BẰNG THỦY TINH MIỆNG RỘNG - ĐỘ LỆCH PHẲNG CỦA BỀ MẶT TRÊN CÙNG ĐỂ LÀM KÍN - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Wide-mouth glass containers - Deviation from flatness of top sealing surface - Test methods

Lời nói đầu

TCVN 11550:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 9885:1991.

ISO 9885:1991 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11550:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 63 Dụng cụ chứa bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DỤNG CỤ CHỨA BẰNG THỦY TINH MIỆNG RỘNG - ĐỘ LỆCH PHẲNG CỦA BỀ MẶT TRÊN CÙNG ĐỂ LÀM KÍN - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Wide-mouth glass containers - Deviation from flatness of top sealing surface - Test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thử kết hợp để xác định độ lệch phẳng của bề mặt trên cùng để làm kín của dụng cụ chứa miệng rộng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dụng cụ chứa bằng thủy tinh miệng rộng, được thiết kế để khử trùng và các mục đích khác, khi được yêu cầu phải đóng kín.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 7348:1991, Glass containers - Manufacture - Vocabulary (Dụng cụ chứa bằng thủy tinh - Sản xuất -Từ vựng)

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa được nêu trong ISO 7348 và thuật ngữ sau:

3.1

Độ lệch phẳng của bề mặt trên cùng để làm kín (deviation from flatness of top sealling surface)

Kết quả đo độ lồi lõm của bề mặt hoàn thiện.

CHÚ THÍCH

1  Bề mặt hoàn thiện bị lồi lõm thường xảy ra sau khi dụng cụ chứa được lên khuôn và trước khi lấy ra khỏi lò ủ.

2  Không được nhầm lẫn độ lệch phẳng của bề mặt trên cùng để làm kín với “Độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa” được quy định trong TCVN 11547:2016 (ISO 9009:1991), Dụng cụ cha bằng thủy tinh - Chiều cao và độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa - Phương pháp thử.

4  Nguyên tắc

4.1  Kiểm tra nhanh để xác định bề mặt trên cùng để làm kín có đáp ứng yêu cầu về độ phẳng quy định hay không.

4.2  Đo khoảng cách giữa bề mặt trên cùng để làm kín và tấm phẳng được ép vào bề mặt này.

5  Thiết bị, dụng cụ

5.1  Tấm đế phẳng nằm ngang

5.2  Dưỡng đo khe h, theo các bước 0,05 mm, nghĩa là 0,05 mm, 0,1 mm, v.v...

CHÚ THÍCH 3  Hiện nay có các dụng cụ khác để kiểm tra nhanh, và đặc biệt để kiểm tra tự động. Ví dụ về dụng cụ này là dụng cụ đo chân không được tạo ra khi úp ngược bình chứa trên tấm đế cao su tiêu chuẩn và rút hết không khí.

6  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu phải theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

7  Cách tiến hành

7.1  Quy định chung

Úp ngược dụng cụ chứa trên tấm đế phẳng nằm ngang (5.1). Nếu dụng cụ chứa bị lắc, để ổn định lại trước khi tiếp tục thực hiện.

7.2  Kiểm tra nhanh để xác định sự phù hợp của bề mặt trên cùng để làm kín với yêu cầu về độ phẳng qu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11550:2016 (ISO 9885:1991) về Dụng cụ chứa bằng thủy tinh miệng rộng - Độ lệch phẳng của bề mặt trên cùng để làm kín - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN11550:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản