Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 1431-3:2017
Rubber, vulcanized or thermoplastic - Resistance to ozone cracking - Part 3: Reference and alternative methods for determining the ozone concentration in laboratory test chambers
Lời nói đầu
TCVN 11525-3:2020 hoàn toàn tương đương ISO 1431-3:2017.
TCVN 11525-3:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11525 (ISO 1431), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Độ bền rạn nứt ôzôn, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11525-1:2016 (ISO 1431-1:2012), Phần 1: Thử nghiệm biến dạng tĩnh và động
- TCVN 11525-3:2020 (ISO 1431-3:2017), Phần 3: Phương pháp so sánh và thay thế để xác định nồng độ ôzôn trong buồng thử nghiệm phòng thí nghiệm
Lời giới thiệu
Hiện nay một số kỹ thuật phân tích hỗn hợp khí ôzôn/không khí được sử dụng để kiểm tra vết nứt ôzôn cao su. Chúng bao gồm các quy trình hóa học-ướt, pin điện hóa, hấp thụ tia cực tím và phát quang hóa với etylen.
Về nguyên tắc, các phương pháp hấp thụ hóa học-ướt, điện hóa và UV đều tuyệt đối, nhưng trong thực tế chúng thường không đưa ra kết quả giống nhau.
Phương pháp hóa học-ướt, thường bao gồm sự hấp thụ ôzôn trong dung dịch kali iodua và chuẩn độ iốt được giải phóng với natri thiosulfate, theo truyền thống được sử dụng trong ngành công nghiệp cao su và được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia. Chúng không thích hợp cho hoạt động hoặc kiểm soát liên tục và do đó ít được mong muốn trong thực hành hơn phương pháp sử dụng thiết bị. Các kết quả thu được đã được chứng minh là nhạy cảm với các thay đổi nhỏ về nồng độ, độ tinh khiết của thuốc thử trong quy trình thử nghiệm và đã có nhiều tranh cãi về cân bằng hóa học của phản ứng.
Phương pháp điện hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cao su và được cho là thuận tiện trong việc liên tục giám sát và kiểm soát ôzôn. Phương pháp hóa phát quang cũng đã được sử dụng.
Gần đây, các máy phân tích hấp thụ tia cực tím, có cùng khả năng giám sát và kiểm soát, đã ngày càng được sử dụng. Quan trọng nhất, kỹ thuật này đã được tất cả các cơ quan môi trường lớn áp dụng như là tiêu chuẩn và được coi là tuyệt đối.
Do đó, phương pháp hấp thụ tia cực tím tiêu chuẩn này được chấp nhận là kỹ thuật chuẩn để hiệu chuẩn cho tất cả các phương pháp khác. Giống như bất kỳ thiết bị đo lường nào, độ chính xác của bất kỳ thiết bị UV cụ thể nào đều phụ thuộc vào sự hiệu chuẩn và bảo trì các bộ phận của nó, và do đó, ngay cả máy phân tích UV cũng cần được kiểm tra xác nhận thiết bị chuẩn. Các nghiên cứu đang được thực hiện ở một số quốc gia để đề xuất một thiết bị chuẩn đầu.
Mặc dù tiêu chuẩn này liên quan đến phân tích ôzôn, nhưng cũng đưa ra sự lưu ý đến ảnh hưởng của áp suất khí quyển về tốc độ nứt rạn của cao su ở nồng độ ôzôn không đổi như thường được biểu thị trong phần điều khoản theo thể tích. Khi được thiết lập bởi các thử nghiệm liên phòng được tiến hành ở Bắc Mỹ[3], sự khác biệt trong độ bền ôzôn có thể dẫn đến giữa các phòng thí nghiệm hoạt động ở áp suất khí quyển khác nhau đáng kể có thể được điều chỉnh bằng cách quy định nồng độ ôzôn theo áp suất riêng phần của ôzôn (xem Phụ lục C).
Cân lưu ý đến tính chất độc hại cao của ôzôn. cần nỗ lực để giảm thiểu sự phơi nhiễm của người lao động mọi lúc. Trong trường hợp không có các quy định an toàn quốc gia nghiêm ngặt hơn hoặc trái với quy định, khuyến nghị rằng 10 phần ôzôn trên một trăm triệu phần không khí của khí quyển xung quanh theo thể tích được coi là nồng độ tối đa tuyệt đối, trong khi nồng độ trung bình tối đa nên thấp hơn đáng kể.
Trừ khi một hệ thống hoàn toàn kín đang được sử dụng, nên sử dụng ống thông hơi để loại bỏ không khí chứa đầy ôzôn.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1597-2:2018 (ISO 34-2:2015) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ bền xé rách - Phần 2: Mẫu thử nhỏ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1597-1:2018 (ISO 34-1:2015) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ bền xé rách - Phần 1: Mẫu thử dạng quần, góc và cong lưỡi liềm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12419:2018 (ISO 4635:2011) về Cao su lưu hóa - Vật liệu chèn khe định hình dùng cho mặt đường bê tông xi măng - Yêu cầu kỹ thuật
- 1Quyết định 3212/QĐ-BKHCN năm 2020 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Cao su do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11525-1:2016 (ISO 1431-1:2012) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Độ bền rạn nứt ôzôn - Phần 1: Thử nghiệm biến dạng tĩnh và động
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1597-2:2018 (ISO 34-2:2015) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ bền xé rách - Phần 2: Mẫu thử nhỏ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1597-1:2018 (ISO 34-1:2015) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ bền xé rách - Phần 1: Mẫu thử dạng quần, góc và cong lưỡi liềm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12419:2018 (ISO 4635:2011) về Cao su lưu hóa - Vật liệu chèn khe định hình dùng cho mặt đường bê tông xi măng - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11525-3:2020 (ISO 1431-3:2017) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Độ bền rạn nứt ôzôn - Phần 3: Phương pháp so sánh và thay thế để xác định nồng độ ôzôn trong buồng thử nghiệm phòng thí nghiệm
- Số hiệu: TCVN11525-3:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra