Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
DỤNG CỤ THỦY LỰC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Hydraulic tools - Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 11255:2015 hoàn toàn tương đương ISO 17066:2007.
TCVN 11255:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 118, Máy nén khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DỤNG CỤ THỦY LỰC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Hydraulic tools- Vocabulary
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa cho các kiểu dụng cụ thủy lực khác nhau, loại cố định và xách tay và các phụ tùng được sử dụng cùng với các dụng cụ này. Các thuật ngữ được cho theo loại: các thuật ngữ chung, các thuật ngữ cho các dụng cụ để gia công và tạo hình vật liệu cũng như các dụng cụ dùng trong công việc lắp ráp.
CHÚ THÍCH 1: Việc sử dụng các thuật ngữ “dụng cụ” (tool) và “máy” (machine) có thể bị nhầm lẫn trong lĩnh vực dụng cụ thủy lực có động cơ. “Dụng cụ thủy lực” (hydrolic tool) được sử dụng cho các máy cầm tay và “dụng cụ thủy lực cố định” được sử dụng cho các máy lớn hơn, thường được treo hoặc được lắp trên một giá đỡ. Tuy nhiên các thuật ngữ “dụng cụ” (tool) và “mũi khoan” (bit) cũng được sử dụng cho mũi khoan, giũa, đục v.v... được lắp vào trục chính của máy. Để phân biệt được giữa dụng cụ thủy lực và dụng cụ được lắp vào trục chính của máy, thuật ngữ “dụng cụ động cơ” có thể được sử dụng cho dụng cụ thủy lực.
CHÚ THÍCH 2: Các dụng cụ riêng lẻ thường được thiết kế để vận hành trong phạm vi của một loại lưu lượng riêng lớn nhất do Hiệp hội các nhà sản xuất dụng cụ thủy lực Châu Âu (EHTMA) đưa ra. Một số dụng cụ thủy lực có lắp một bộ điều khiển lưu lượng để giới hạn vận tốc lớn nhất hoặc cung cấp vận tốc được điều chỉnh.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1. Dụng cụ có động cơ
power tool
Dụng cụ được cung cấp năng lượng bởi không khí hoặc khí nén, chất lỏng thủy lực, v.v... để thực hiện công việc gia công cơ khí.
2.2. Dụng cụ cầm tay có động cơ
hand held power tool
Dụng cụ có động cơ được thiết kế sao cho có thể mang được tới địa điểm sử dụng của nó và cầm được bằng tay trong quá trình sử dụng.
2.3. Dụng cụ thủy lực
hydraulic tool
Dụng cụ được cung cấp năng lượng bởi chất lỏng thủy lực có áp dùng để thực hiện công việc gia công cơ khí.
2.4. Dụng cụ thủy lực cầm tay
hand held hydraulic tool
Dụng cụ thủy lực được thiết kế để có thể di chuyển và sử dụng bằng cách cầm tay.
2.5. Dụng cụ thủy lực xách tay cố định
mounted hydraulic tool
Dụng cụ thủy lực được thiết kế để lắp đặt được hoặc được đỡ bằng giá đỡ cố định hoặc di động, có thể xách tay được nhưng không cầm tay được.
2.6. Dụng cụ thủy lực quay
rotary hydraulic tool
Dụng cụ thủy lực có động cơ quay được dẫn động chủ yếu bằng một động cơ thủy lực.
CHÚ THÍCH: Chuyển động cuối cùng có thể là chuyển động quay và liên tục, quay gián đoạn, chuyển động lệch tâm hoặc được biến đổi thành chuyển động tịnh tiến qua lại tùy thuộc vào kiểu máy quay được xem xét.
2.7. Dụng cụ thủy lực tịnh tiến
linear hydraulic tool
Dụng cụ thủy lực được dẫn động chủ yếu bằng cơ cấu dẫn động thủy lực chuyển động tịnh tiến hoặc quay.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2397:1978 về Hệ thủy lực, khí nén và bôi trơn - Nối ống cuối không chuyển bậc ba ngả có vòng mím ppư 40 mn/m2 (≈ 400 kg/cm2) - Kết cấu và kích thước cơ bản
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2399:1978 về Hệ thủy lực, khí nén và bôi trơn - Nối ống cuối không chuyển bậc ba ngả có vòng mím Pqư 40 mn/m2 (≈ 400 kg/cm2) - Kết cấu và kích thước cơ bản
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2849:1979 về Máy ép thủy lực rèn tự do - Thông số và kích thước cơ bản
- 1Quyết định 4054/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2397:1978 về Hệ thủy lực, khí nén và bôi trơn - Nối ống cuối không chuyển bậc ba ngả có vòng mím ppư 40 mn/m2 (≈ 400 kg/cm2) - Kết cấu và kích thước cơ bản
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2399:1978 về Hệ thủy lực, khí nén và bôi trơn - Nối ống cuối không chuyển bậc ba ngả có vòng mím Pqư 40 mn/m2 (≈ 400 kg/cm2) - Kết cấu và kích thước cơ bản
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2849:1979 về Máy ép thủy lực rèn tự do - Thông số và kích thước cơ bản
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7015-1:2002 (ISO 11680-1:2000) về Máy dùng trong lâm nghiệp - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đổi với máy cắt cành có động cơ lắp trên cần nối -Phần 1: Cụm thiết bị lắp với động cơ đốt trong
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11249:2015 (ISO 6531:2008) về Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11255:2015 (ISO 17066:2007) về Dụng cụ thủy lực - Thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN11255:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra