Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11187-1:2015

ISO 8636-1:2000

ĐIỀU KIỆN KIỂM MÁY PHAY KIỂU CẦU - KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC - PHẦN 1: MÁY KIỂU CẦU CỐ ĐỊNH (KIỂU CỔNG)

Machine tools - Test conditions for bridge-type milling machines - Testing of the accuracy - Part 1: Fixed bridge (portal-type) machines

Lời nói đầu

TCVN 11187-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8636-1:2000.

TCVN 11187-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 39 Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11187 (ISO 8636) Điều kiện kiểm máy phay kiểu cầu - Kiểm độ chính xác bao gồm các phần sau:

- TCVN 11187-1:2015 (ISO 8636-1:2000) Phần 1: Máy kiểu cầu cố định (kiểu cổng);

- TCVN 11187-2:2015 (ISO 8636-2:2007) Phần 2: Máy kiểu cng di động được (kiu khung cổng).

 

ĐIỀU KIỆN KIỂM MÁY PHAY KIỂU CẦU - KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC - PHẦN 1: MÁY KIỂU CẦU CỐ ĐỊNH (KIỂU CỔNG)

Machine tools - Test conditions for bridge-type milling machines - Testing of the accuracy - Part 1: Fixed bridge (portal-type) machines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các phép kiểm hình học, các phép kiểm gia công và các phép kiểm để kiểm tra độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số đối với các máy phay kiểu cầu thông dụng, độ chính xác thường có một cầu cố định (kiểu cổng), có tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-1 (ISO 230-1) và TCVN 7011-2 (ISO 230-2). Tiêu chuẩn này cũng quy định dung sai thích hợp tương ứng cho các phép kiểm đó.

Tiêu chuẩn này áp dụng được cho các máy có các bàn máy di động được và các trụ máy kép cố định. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy trụ máy đơn (mặt bên hở) và có các bàn máy cố định và các trụ di động được.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để kiểm tra xác nhận độ chính xác của máy, không áp dụng để kiểm vận hành máy (độ rung, độ ổn bất thường, chuyển động giật cục của các bộ phận, ...) và cũng không áp dụng để kiểm đặc tính của máy (như tốc độ quay, lượng chạy dao, ...), các phép kiểm này thường được thực hiện trước khi kiểm độ chính xác.

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ sử dụng cho các bộ phận chính của máy và ký hiệu các trục phù hợp với ISO 841 [1].

CHÚ THÍCH: Phụ lục A đưa ra các thuật ngữ tương đương bằng tiếng Đức và tiếng Ý.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 1: Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh;

TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997) Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 2: Xác định độ chính xác và kh năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số.

3. Định nghĩa và mô tả

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau.

3.1. Định nghĩa các quy trình gia công mà máy có thể thực hiện

3.1.1. Nguyên công phay (milling operation)

Nguyên công gia công bao gồm việc loại bỏ vật liệu bằng một dụng cụ cắt quay tròn được gọi là “dao phay” với nhiều kiểu khác nhau.

CHÚ THÍCH: Nguyên công phay điển hình chủ yếu gồm phay mặt hoặc phay mặt đầu. Các dụng cụ cắt được gá lắp tr

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11187-1:2015 (ISO 8636-1:2000) về Điều kiện kiểm máy phay kiểu cầu - Kiểm độ chính xác - Phần 1: Máy kiểu cầu cố định (kiểu cổng)

  • Số hiệu: TCVN11187-1:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản