Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11041-2:2017

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 2: TRỒNG TRỌT HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 2: Organic crops

 

Lời nói đầu

TCVN 11041-2:2017 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3/SC1 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:

- TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sn phẩm nông nghiệp hữu cơ;

- TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ;

- TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.

 

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 2: TRỒNG TRỌT HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 2: Organic crops

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với trồng trọt hữu cơ, bao gồm cả việc thu hái tự nhiên.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với canh tác thủy canh và khí canh.

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1:2017.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11041-1:2017 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Vật liệu nhân giống (planting materials)

Cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng như hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào... được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới.

3.2

Thu hái tự nhiên (wild/natural harvest)

Việc thu hái các sản phẩm thực vật hoặc nấm từ khu vực/địa điểm không chịu tác động của hoạt động trồng trọt hoặc quản lý nông nghiệp.

4  Nguyên tắc

Trồng trọt hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và các nguyên tắc cụ thể như sau:

a) duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất;

b) giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp;

c) tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt;

d) có tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất;

e) duy trì sức khỏe của cây trồng bằng các biện pháp phòng ngừa, ví dụ: lựa chọn loài và giống cây trồng kháng sâu bệnh phù hợp, sử dụng biện pháp luân canh thích hợp, sử dụng phương pháp cơ học và vật lý thích hợp, bảo vệ thiên địch của sinh vật gây hại.

5  Các yêu cầu

5.1  Trồng trọt

5.1.1  Khu vực sản xuất

Khu vực trồng trọt hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

  • Số hiệu: TCVN11041-2:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản