Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Acceptance sampling procedures by attributes - Accept-zero sampling system based on credit principle for controlling outgoing quality
Lời nói đầu
TCVN 10855:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 18414:2006;
TCVN 10855:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY TRÌNH LẤY MẪU CHẤP NHẬN ĐỊNH TÍNH - HỆ THỐNG LẤY MẪU CÓ SỐ CHẤP NHẬN BẰNG KHÔNG TRÊN NGUYÊN TẮC SỐ TIN CẬY ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA
Acceptance sampling procedures by attributes - Accept-zero sampling system based on credit principle for controlling outgoing quality
1.1 Tiêu chuẩn này quy định hệ thống các chương trình lấy mẫu một lần để kiểm tra định tính từng lô. Tất cả các phương án lấy mẫu của hệ thống hiện tại đều là dạng có số chấp nhận bằng không, tức là: không lô nào được chấp nhận nếu mẫu lấy từ lô có từ một cá thể không phù hợp trở lên. Các chương trình này phụ thuộc vào giới hạn chất lượng đầu ra trung bình (AOQL) được xác định phù hợp, giá trị của AOQL do người sử dụng lựa chọn; không hạn chế việc lựa chọn giá trị AOQL hoặc cỡ của các lô kế tiếp trong loạt. Phương pháp luận này đảm bảo rằng chất lượng trung bình chung đưa tới khách hàng hoặc thị trường sẽ không vượt quá AOQL trong thời gian dài.
1.2 Các chương trình nhằm khuyến khích nhà cung ứng nỗ lực duy trì quá trình không có sự không phù hợp thông qua áp lực về kinh tế và tâm lý của việc không chấp nhận lô và tổn thất do số tin cậy tích lũy, trong khi vẫn đảm bảo rằng về dài hạn phần trăm cá thể không phù hợp được giao cho khách hàng và thị trường không vượt quá AOQL, với cỡ mẫu nhỏ nhất có thể. Mục tiêu này đạt được nhờ giảm dần cỡ mẫu ứng với lịch sử chất lượng tốt.
1.3 Các chương trình được thiết kế để áp dụng cho loạt lô của mỗi nhà cung ứng. Nguyên tắc số tin cậy cung cấp:
a) việc tự động bảo vệ khách hàng nếu phát hiện sự suy giảm chất lượng, theo nghĩa tổn thất toàn phần số tin cậy tích lũy và quay lại với cỡ mẫu tương đối lớn khi phát hiện cá thể không phù hợp, và kiểm tra 100%
1) lô đầu tiên nếu nó không được chấp nhận, hoặc
2) lô không được chấp nhận tiếp ngay sau một lô không được chấp nhận;
b) việc khuyến khích giảm chi phí lấy mẫu (theo nghĩa giảm dần cỡ mẫu yêu cầu) nếu đạt được chất lượng tốt nhất quán.
1.4 Tiêu chuẩn này được xây dựng để sử dụng trong các điều kiện sau đây:
a) quy trình kiểm tra được áp dụng cho loạt lô gồm các cá thể đơn chiếc giống nhau, được cung cấp bởi cùng một nhà sản xuất, sử dụng cùng một quá trình sản xuất (Nếu có các nhà sản xuất và quá trình sản xuất khác nhau thì áp dụng tiêu chuẩn này riêng cho từng nhà sản xuất và quá trình.);
b) khi xem xét một hay nhiều đặc trưng chất lượng của các sản phẩm mà phải phân loại tất cả là phù hợp hay không phù hợp;
c) khi lỗi kiểm tra trong việc phân loại trạng thái (các) đặc trưng chất lượng của sản phẩm là không đáng kể;
d) khi kiểm tra không phá hủy.
Tiêu chuẩn này có thể phù hợp với mục đích của quy chuẩn, như đạt được kiểm soát chất lượng kỳ vọng của các cá thể tiếp cận thị trường với cỡ mẫu nhỏ nhất có thể, và chắc chắn đạt được việc kiểm soát dài hạn mức chất lượng được thừa nhận hoặc thực tế trên thị trường cho dù loạt của các nhà cung ứng riêng lẻ có thể dài hay ngắn. Tiêu chuẩn này có thể được nhà cung ứng/nhà sản xuất, người mua/người tiêu dùng và cơ quan quản lý sử dụng để kiểm soát chất lượng kỳ vọng của toàn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10857-2:2015 (ISO 13448-2:2004) về Quy trình lấy mẫu chấp nhận dựa trên nguyên tắc phân bổ ưu tiên (APP) - Phần 2: Phương án lấy mẫu một lần phối hợp dùng cho lấy mẫu chấp nhận định tính
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12294:2018 (ISO 28590:2017) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về Lấy mẫu để kiểm tra định tính
- 1Quyết định 4009/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 2860/QĐ-BKHCN năm 2020 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Quy trình lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1: 1999) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) về Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10857-2:2015 (ISO 13448-2:2004) về Quy trình lấy mẫu chấp nhận dựa trên nguyên tắc phân bổ ưu tiên (APP) - Phần 2: Phương án lấy mẫu một lần phối hợp dùng cho lấy mẫu chấp nhận định tính
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12294:2018 (ISO 28590:2017) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về Lấy mẫu để kiểm tra định tính
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12877:2020 (ISO 28593:2017) về Quy trình lấy mẫu chấp nhận định tính - Hệ thống lấy mẫu có số chấp nhận bằng 0 dựa trên nguyên tắc số tín nhiệm để kiểm soát chất lượng đầu ra
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10855:2015 (ISO 18414:2006) về Quy trình lấy mẫu chấp nhận định tính - Hệ thống lấy mẫu có số chấp nhận bằng không trên nguyên tắc số tin cậy để kiểm soát chất lượng đầu ra
- Số hiệu: TCVN10855:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra