Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10703:2015

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN HÀNH ĐÈN BIỂN

National standards for the quality of operation of lighthouses

Lời nói đầu

TCVN 10703:2015 Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN HÀNH ĐÈN BIỂN

National standards for the quality operation of lighthouses

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình, tiêu chí chung đánh giá chất lượng của dịch vụ vận hành đèn biển tại Việt Nam.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác quản lý chất lượng và cung cấp dịch vụ vận hành đèn biển tại Việt Nam.

2. Tài liệu viện dẫn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải QCVN 20:2010/BGTVT được ban hành kèm theo thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải rất cần thiết cho việc sử dụng tiêu chuẩn này.

3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong QCVN 20:2010/BGTVT và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

- Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển là khái niệm chỉ mức độ đáp ứng thực tế của đèn biển đối với nhu cầu sử dụng của người hành hải. Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển được đánh giá bằng chỉ số khả dụng của đèn biển;

- Đèn biển là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;

- Tầm hiệu lực của đèn biển là khoảng cách lớn nhất tính từ người quan sát đến đèn biển mà người quan sát nhận biết được đèn biển đó để định hướng hoặc xác định vị trí của mình;

- Tầm hiệu lực ban ngày của đèn biển là khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được đèn biển vào ban ngày; được xác định với tầm nhìn xa khí tượng bằng 10 hải lý;

- Tầm hiệu lực ánh sáng của đèn biển là khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được tín hiệu ánh sáng của đèn biển;

- Tầm hiệu lực danh định của đèn biển là tầm hiệu lực ánh sáng của đèn biển trong điều kiện khí quyển có tầm nhìn xa khí tượng là 10 hải lý (tương ứng với hệ số truyền quang của khí quyển T = 0,74) với ngưỡng cảm ứng độ sáng của mắt người quan sát quy ước bằng 0,2 micro-lux;

- Ánh sáng chớp nhóm là ánh sáng chớp được phát theo nhóm với chu kỳ xác định;

- Báo hiệu hàng hải AIS là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn hàng hải tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu, hoạt động trên các dải tần số VHF hàng hải;

- Tiêu radar (Racon) là báo hiệu hàng hải để thu, phát tín hiệu vô tuyến điện trên các dải tần số của radar hàng hải;

- Trạm đèn biển là đơn vị trực tiếp quản lý,vận hành đèn biển;

- Đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải là các đơn vị trực tiếp quản lý đèn biển theo khu vực;

- Đơn vị quản lý báo hiệu hàng hải là Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

4. Yêu cầu dịch vụ

4.1. Yêu cầu cht lượng dịch vụ vận hành đèn biển

4.1.1. Yêu cầu chất lượng hoạt động của báo hiệu thị giác

4.1.1.1. Ch s khả dụng

Chỉ số khả dụng (Availability) của một đèn biển xác định bằng tỷ lệ phần trăm về thời gian mà đèn biển hoạt động đúng tất cả các chức năng đã được công bố trong chu kỳ đánh giá. Chỉ số khả dụng tính toán theo công thức sau:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10703:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển

  • Số hiệu: TCVN10703:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản