Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
YÊU CẦU PHÂN HẠNG GỖ PHI KẾT CẤU
Non-structural timber grading requyrements
Lời nói đầu
TCVN 10573:2014 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO 16415:2012 Non-structural timber grading requyrements.
TCVN 10573:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ kết cấu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này mô tả các yêu cầu cơ bản của quy tắc phân hạng gỗ phi kết cấu. Các yêu cầu này đưa ra mức cơ bản tối thiểu để đảm bảo phạm vi áp dụng lớn nhất và linh hoạt khi áp dụng trong tiêu chuẩn này. Các chú thích liệt kê trong toàn bộ tiêu chuẩn này nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa của một yêu cầu và/hoặc để hỗ trợ trong việc thực hiện yêu cầu.
Nhằm mục đích chấp nhận quy tắc phân hạng các loại gỗ phi kết cấu, miễn là xác định chính xác và bao gồm các yêu cầu tối thiểu được quy định trong tiêu chuẩn này. Dự kiến mỗi vùng, quốc gia hoặc khu vực công nghiệp sẽ có riêng một quy tắc phân hạng gỗ phi kết cấu, phù hợp với các yêu cầu quy định được công bố trong tiêu chuẩn này, nhưng trong đó sẽ có các đặc tính được cụ thể hóa riêng cho sản xuất của chính mỗi vùng, quốc gia hoặc khu vực công nghiệp, theo điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ và thị trường.
Gỗ phi kết cấu được sản xuất từ các loài cây lá kim và loài cây lá rộng ở bắc bán cầu và nam bán cầu. Loài cây lá rộng có lỗ mạch, và do đó tạo các khoang rỗng . Loài cây lá kim không có lỗ mạch, do đó, chúng không có khoang rỗng. Có các đặc tính tự nhiên riêng biệt có ảnh hưởng đến việc gia công, độ bền và khả năng sử dụng, gỗ xẻ phi kết cấu sản xuất từ loài cây lá rộng và loài cây lá kim được sử dụng rộng rãi, từ lâu bởi con người ở khắp mọi nơi.
Trên thế giới, gỗ phi kết cấu được phân làm nhiều loại, nhiều cách sử dụng và nhiều tiêu chuẩn. Việc thừa nhận sự phức tạp của quy tắc phân hạng áp dụng cho các loài cây lá rộng và loài cây lá kim, trong tiêu chuẩn này không quy định dựa trên bất kỳ một quy tắc phân hạng hoặc tiêu chuẩn phân hạng nào. Tiêu chuẩn này mô tả và minh họa phạm vi rộng các nhóm phân hạng, trong đó nêu các đặc tính cần thiết thường thấy trong phạm vi rộng các nhóm dựa trên tính tương đồng của nhiều quy tắc phân hạng được sử dụng cho loài gỗ xẻ phi kết cấu từ loài cây lá rộng và cây lá kim trong thương mại quốc tế.
Gỗ xẻ phi kết cấu sản xuất từ loài cây lá rộng và loài cây lá kim có các đặc tính tự nhiên vốn đã có sự khác biệt trong chất lượng, do đó sản phẩm có nhiều cách sử dụng trong thực tế. Vì vậy, tuy có nhiều hệ thống phân hạng thường được sử dụng để phân loại gỗ xẻ phi kết cấu nhưng nói chung có thể chia thành hai hệ thống cơ bản dùng để đánh giá gỗ bằng mắt thường.
Hệ thống phân hạng bằng mắt thường thứ nhất sử dụng sơ đồ phân loại dựa vào lượng sử dụng có ích của mẫu gỗ xẻ phi kết cấu so với phần được coi là không có ích khi sử dụng. Hệ thống phân hạng kiểu này xác định lượng có ích của mẫu thử bằng cách sử dụng “các mặt cắt” hoặc bằng cách khác tương tự để loại bỏ các khuyết tật không mong muốn, từ đó xác định lượng sử dụng có ích của mẫu thử. Sản phẩm gỗ xẻ phi kết cấu sản xuất theo hệ thống phân hạng kiểu này thường cần gia công thêm để thu được sản phẩm có thể sử dụng được trong nhà hoặc ngoài trời, thường là trên các bề mặt sáng, bóng lộ ra ngoài.
Hệ thống phân hạng bằng mắt thường thứ hai sử dụng sơ đồ phân loại dựa trên khả năng sử dụng chiều dài toàn bộ của mẫu thử. Sản phẩm gỗ xẻ phi kết cấu sản xuất theo hệ thống phân hạng kiểu này được dùng nhiều trong ứng dụng xây dựng và thường không được dùng để gia công tiếp.
Gỗ xẻ phi kết cấu sản xuất từ loài gỗ lá rộng và gỗ lá kim có thể được phân hạng bằng một trong hai hệ thống phân hạng nói trên. Nói chung, gỗ xẻ phi kết cấu sản xuất từ loài gỗ lá rộng được phân hạng bằng sơ đồ phân loại dựa trên lượng sử dụng có ích của mẫu thử, trong khi gỗ xẻ phi kết cấu được sản xuất từ loài gỗ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3741/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1758:1986 về gỗ xẻ - phân hạng chất lượng theo khuyết tật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7856:2007 về dứa đông lạnh - phân hạng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-2:2009 (ISO 3131:1975) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích cho các phép thử cơ lý
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10573:2014 về Yêu cầu phân hạng gỗ phi kết cấu
- Số hiệu: TCVN10573:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra