CLO LỎNG SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC – PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG
Liquid chlorine for industrial use – Determination of water content – Gravimetric method
Lời nói đầu
TCVN 10419:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 2121:1972. ISO 2121:1972 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2011, với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10419:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 10422:2014
LƯU HUỲNH SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP – XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT – PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Sulphur for industrial use – Determination of acidity – Titrimetric method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khối lượng để xác định “nước bay hơi”, tức là làm bay hơi đồng thời với clo, có nguồn gốc từ khí hóa của clo lỏng sử dụng trong công nghiệp.
Phương pháp này được áp dụng cho sản phẩm có hàm lượng nước lớn hơn 0,0005 % theo khối lượng (5 ppm).
CHÚ THÍCH: Phương pháp này không được áp dụng để phân tích mẫu được tồn chứa trong chai bị ăn mòn. Vì sự có mặt của sắt clorua có tính hút ẩm sẽ làm cho việc xác định hàm lượng nước bị sai lệch.
Hấp thụ nước bằng cách cho các mẫu khí hóa đi qua ống hấp thụ đã biết trước khối lượng, có chứa phospho pentoxit hoặc magie perclorat.
Loại bỏ khí clo và tạp chất dễ bay hơi, nếu có, ngoại trừ nước bằng cách xả ống hấp thụ bằng không khí hoặc nitơ khô được gia nhiệt đến 80 °C.
Hấp thụ clo nằm trong các ống hấp thụ vào chai đã biết trước khối lượng, có chứa dung dịch natri hydroxit.
Lần lượt cân ống hấp thụ và bình chứa dung dịch natri hydroxit từ sự chênh lệch khối lượng so với ban đầu, xác định được khối lượng nước và khối lượng phần mẫu thử.
4.1. Chất hấp thụ
Chọn một trong hai thuốc thử sau:
4.1.1. Phospho pentoxit, hoặc
4.1.2. Magie perclorat, có dạng viên hoặc hạt từ 3 mm đến 5 mm, để tránh hao hụt khối lượng vật liệu trong khi hấp thụ nước. Thuốc thử này không được chứa nhiều hơn hai phân tử nước hydrat hóa (tức là 13,9 %), được khẳng định bằng phương pháp được nêu trong Phụ lục A.
Không được sử dụng thuốc thử này nếu clo được phân tích chứa chất hữu cơ.
4.2. Không khí hoặc nitơ, khô.
Những khí này được sấy khô bằng cách cho đi qua tháp chứa chất hấp thụ (4.1.1) hoặc (4.1.2).
4.3. Natri hydroxit, dung dịch 200 g/L hoặc khoảng 5 N.
4.4. Tinh bột i-ốt hóa, dung dịch chứa 5 g/L tinh bột và 150 g/L kali iodua.
4.5. Aceton.
4.6. Mỡ bôi trơn chịu được cl
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6537:2007 (ISO 1446:2001) về cà phê nhân - xác định hàm lượng nước (phương pháp chuẩn)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2744:1986 về thuốc trừ dịch hại - Phương pháp xác định hàm lượng nước
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8458:2010 (ISO 11021 : 1999) về Tinh dầu - Xác định hàm lượng nước - Phương pháp Karl Fischer
- 1Quyết định 3392/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6537:2007 (ISO 1446:2001) về cà phê nhân - xác định hàm lượng nước (phương pháp chuẩn)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2744:1986 về thuốc trừ dịch hại - Phương pháp xác định hàm lượng nước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8458:2010 (ISO 11021 : 1999) về Tinh dầu - Xác định hàm lượng nước - Phương pháp Karl Fischer
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10419:2014 (ISO 2121:1972) về Clo lỏng sử dụng trong công nghiệp - Xác định hàm lượng nước - Phương pháp khối lượng
- Số hiệu: TCVN10419:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực