Pallets for materials handling - Flat pallets - Part 2: Performance requirements and selection of tests
Lời nói đầu
TCVN 10173-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 8611-2:2011.
TCVN 10173-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 51 Palét dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu bằng phương pháp tải đơn vị biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10173 (ISO 8611) Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Palét phẳng bao gồm các phần sau:
- TCVN 10173-1:2013 (ISO 8611-1:2011) Phần 1: Phương pháp thử;
- TCVN 10173-2:2013 (ISO 8611-2:2011) Phần 2: Yêu cầu đặc tính và lựa chọn các thử nghiệm;
- TCVN 10173-3:2013 (ISO 8611-3:2011) Phần 3: Tải trọng làm việc lớn nhất.
Lời giới thiệu
Lực mà các palét chịu được trong quá trình sử dụng là rất quan trọng. Qui trình thử được mô tả trong TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) mô phỏng gần đúng việc sử dụng palét. Các thử nghiệm này giúp cho nhà thiết kế palét thiết lập được sự cân bằng ban đầu có thể chấp nhận được giữa chi phí và chất lượng sử dụng của một bản thiết kế palét. Dự kiến rằng tất cả các kết quả thử nghiệm được thực hiện khi sử dụng thủ tục này phải được xác nhận và kiểm tra xác nhận bằng các thử nghiệm tại hiện trường trước khi công bố tính năng sử dụng hoặc khả năng thương mại của một thiết kế palét mới.
Tải trọng danh nghĩa được xác định theo thủ tục thử nghiệm này không biểu thị trọng tải vận chuyển và không kiểm tra xác nhận được bằng các thử nghiệm tại hiện trường. Tải trọng danh nghĩa là một mức trọng tải vận chuyển nhỏ nhất được sử dụng để xác định tải trọng làm việc lớn nhất theo các qui trình trong TCVN 10173-3 (ISO 8611-3). Tải trọng làm việc lớn nhất có thể được kiểm tra xác nhận đối với một trọng tải vận chuyển quy định được sử dụng bằng các thử nghiệm tại hiện trường. Điều đó có nghĩa là việc công bố tải trọng làm việc lớn nhất bao gồm mô tả trọng tải vận chuyển và các chế độ sử dụng dự định của palét.
Điều cốt yếu là phải lưu ý khi so sánh các kết quả thử nghiệm với kinh nghiệm theo thời gian trong quá trình sử dụng các thiết kế palét hiện có. Mong đợi của người sử dụng về đặc tính hoặc chất lượng sử dụng có thể thay đổi. Một số yêu cầu các mức đặc tính lớn hơn và một số chấp nhận các mức đặc tính thấp hơn. Người sử dụng đang chấp nhận các mức rủi ro khác nhau khi sử dụng palét. Vì các mong muốn về đặc tính thay đổi của người sử dụng palét cho nên các kết quả thử nghiệm thường không thể phản ánh sự hiểu biết của người sử dụng về chất lượng sử dụng của palét.
Tải trọng danh nghĩa có thể không phản ánh sự hiểu biết của người sử dụng về đặc tính hoặc chất lượng sử dụng của palét vì tải trọng danh nghĩa không biểu thị trọng tải vận chuyển. Điều đó có nghĩa là các tải trọng làm việc lớn nhất được sử dụng để so sánh với đặc tính hoặc chất lượng sử dụng theo thời gian của các thiết kế palét hiện có.
Về sử dụng bộ tiêu chuẩn TCVN 10173 (ISO 8611):
- TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) mô tả các phương pháp thử;
- TCVN 10173-2 (ISO 8611-2) mô tả các yêu cầu đặc tính và sự lựa chọn các phép thử, và
- TCVN 10173-3 (ISO 8611-3) mô tả các phép thử để xác định các tải trọng làm việc lớn nhất cho các trọng tải vận chuyển đã cho.
TCVN 10173-1 (ISO 8611-1) và TCVN 10173-2 (ISO 8611-2) được yêu cầu để xác định tải trọng danh nghĩa. Tải trọng danh nghĩa là giá trị tải trọng an toàn thấp nhất cho các điều kiện để quy định không phụ thuộc vào loại tải trọng (ngoại trừ các tải trọng tập trung).
TCVN 10173-1 (ISO 8611-1), TCVN 10173-2 (ISO 8611-2) và TCVN 10173-3 (ISO 8611-3) được yêu cầu để xác định tải trọng làm việc lớn nhất cho các trọng tải vận chuyển đã cho.
Tải trọng danh nghĩa cho sử dụng được xác lập bằng việc lựa chọn các phép thử t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 4270/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10173-1:2013 (ISO 8611-1:2011) về Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Palét phẳng - Phần 1: Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10175:2013 (ISO 18334:2010) về Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Chất lượng lắp ráp của các palét bằng gỗ mới
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10174:2013 (ISO 18333:2002) về Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Chất lượng của các bộ phận bằng gỗ mới dùng cho các palét phẳng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10173-2:2013 (ISO 8611-2:2011) về Palét nâng chuyển xếp dỡ hàng hóa - Palét phẳng - Phần 2: Yêu cầu đặc tính và lựa chọn các thử nghiệm
- Số hiệu: TCVN10173-2:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực