Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIẾP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
YÊU CẦU KỸ THUẬT
EARTHING OF TELECOMMUNICATION INSTALLATIONS
TECHNICAL STANDARD
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Thuật ngữ - Giải thích và định nghĩa
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Tiếp đất cho các trạm điện thoại
3.2 Tiếp đất cho các trạm vô tuyến
3.3 Tiếp đất trên đường dây trần và cáp thông tin đường dài
3.4 Tiếp đất trên đường dây trần và cáp thuê bao nội hạt
Phụ lục A: Trình tự thiết kế, tính toán thiết bị tiếp đất
Phụ lục B: Cải tạo đất
Phụ lục C: Đặc tính xung của điện trở tiếp đất
Phụ lục D: Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
TCN 68 - 141: 1995 được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng tư vấn điện thoại, điện báo quốc tế (CCITT), có tham khảo tiêu chuẩn của một số nước có công nghệ thông tin phát triển và thực tiễn mạng lưới Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
TCN 68 - 141: l995 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế đề nghị và được Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995.
TCN 68 - 141: 1995 được ban hành đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/1995).
TIẾP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
YÊU CẦU KỸ THUẬT
EARTHING OF TELECOMMUNICATION INSTALLATIONS
TECHNICAL STANDARD
(Ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tiếp đất cho các công trình thông tin của mạng lưới viễn thông Quốc gia.
1.2 Tùy thuộc vào yêu cầu tiếp đất của các công trình viễn thông, có thể trang bị một, hai hoặc ba hệ thống tiếp đất sau:
- Tiếp đất công tác;
- Tiếp đất bảo vệ;
- Tiếp đất đo thử.
1.3 Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm an toàn cho con người, cho thiết bị đồng thời đảm bảo độ tin cậy khai thác của các thiết bị viễn thông.
2. Thuật ngữ, giải thích và định nghĩa
2.1 Tiếp đất công tác
A. Telecom service earth
Đ. Betriebserdung
Tiếp đất công tác là tiếp đất các bộ phận thiết bị thuộc một mạch điện công tác với mục đích dùng đất như một dây dẫn của mạch điện.
2.2 Tiếp đất bảo vệ
A. Protective earth
Đ. Schutzerdung
Tiếp đất bảo vệ là tiếp đất các bộ phận thiết bị không thuộc mạch điện công tác nhằm giảm nhỏ điện áp nguy hiểm cho thiết bị được bảo vệ đến giá trị cho phép. Thiết bị tiếp đất bảo vệ được nối với các bộ phận kim loại của thiết bị điện (đế, vỏ máy và thiết bị), nối với dây dẫn sét, nối với các ống phóng điện...
2.3 Tiếp đất đo thử
A. Earth for measure
Đ. Messerdung
Tiếp đất đo thử là cực tiếp đất phụ dùng để đo kiểm tra tiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ. Tiếp đất do thử được trang bị chỉ ở các trạm báo thoại, các trạm tăng âm có người phục vụ.
2.4 Điện cực tiếp đất
A. Earth electrode, Grounding electrode
Đ. Erder
Điện cực tiếp đất là một vật dẫn điện có dạng bất kỳ (ống, cọc đặc, thanh dẹt, tấm, dây v.v... ) không bọc cách điện ở bên ngoài được chôn trực tiếp trong đất hoặc tiếp xúc với đất.
2.5 Hệ thống tiếp đất
A. Earthing system, Grounding system
Đ. Erdungssystem
Hệ thống tiếp đất bao gồm các điện cực tiếp đất, các dây (thanh) nối các điện cực đó và dây nối tới thiết bị viễn thông.
2.6 Điện trở tiếp đất
A. Earthing resistance, Grounding resistance
Đ. Erdungswiderstand
Điện trở tiếp đất là điện trở truyền lan của các điện cực tiếp đất kể cả các dây nối các điện cực.
2.7 Điện trở suất của đất
A. Earth (soil) resistivity
Đ. Spezifisller Erdwiderstand, Bodenwiderstand
Điện trở suất của đất là điện trở của một khối đất hình lập phương có thể tích bằng 1 m3 khi dòng điện chảy từ mặt này sang mặt đối diện của khối đất.
2.8 Cân bằng chênh lệch thế
A. Equation of potencial differences
Đ. Potentialausgleieh
Cân bằng chênh lệch thế là sự cân bằng điện thế của
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành TCN68-174:2006 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2010/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 về công trình viễn thông - quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất
- 4Tiêu chuẩn ngành TCN 68-254:2006 về công trình ngoại vi viễn thông - Quy định kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 1Quyết định 1035/QĐ-KHCN năm 1995 tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật chống sét bảo vệ các công trình viễn thông do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành TCN68-174:2006 về quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2010/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071:2009 về công trình viễn thông - quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất
- 5Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141:1999 về tiếp đất cho các công trình viễn thông - yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành TCN 68-254:2006 về công trình ngoại vi viễn thông - Quy định kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141:1995 về tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
- Số hiệu: TCN68-141:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/08/1995
- Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra