DAO TIỆN DAO BÀO GẮN HỢP KIM CỨNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dao tiện và dao bào thông dụng, gắn hợp kim cứng.
1. Phần cắt của dao được gắn mảnh hợp kim cứng. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà chọn nhãn hiệu hợp kim cứng thuộc hai nhóm sau đây:
Nhóm WC-Co (có một cácbít) - chủ yếu dùng để cắt kim loại ròn (tương ứng nhóm BK của Liên Xô)
Nhóm WC-TiC-Co (có hai cácbít) - chủ yếu dùng để cắt kim loại dẻo. (Tương ứng nhóm TK của Liên Xô)
Trong dao tiện và dao bào, thường dùng các nhóm WC-Co và WC-TiC-Co có thành phần hóa học như sau:
Nhóm WC-Co: 98 ¸ 85% WC và 2 ¸ 15% Co
Nhóm WC-TiC-Co: 85 ¸ 34 WC ; 6 ¸ 60% TiC và 9 ¸ 6% Co
Chú thích: Nhãn hiệu hợp kim cứng phải chỉ dẫn trong đơn đặt hàng. Khi không có những chỉ dẫn đó, thì nhà máy chế tạo dao sẽ dùng nhãn hợp kim cứng thông dụng ở trong hai nhóm trên.
2. Thân dao phải chế tạo bằng thép (x) :
a - Đối với dao tiện xén mặt mút, dao tiện lỗ kiểu B có chiều cao thân dao H lớn hơn 12mm ; thân dao được chế tạo bằng thép cácbon chất lượng tốt 45 hoặc 50 theo G0CT 1050-60.
Nếu H ≤ 12mm : thân dao được chế tạo bằng thép hợp kim 40X theo G0CT 4543-71.
b - Đối với dao bào phá, dao bào cạnh : thân dao được chế tạo bằng thép cácbon tốt 45 hoặc 50 theo G0CT 1050-60 ; dao bào cắt đứt, dao bào rãnh, dao tiện rãnh và dao tiện lỗ kiểu A : thân dao được chế tạo bằng thép hợp kim 40X theo G0CT 4543-71.
3. Để đảm bảo chất lượng mối hàn, nhà máy chế tạo dao cần phải dùng vật liệu hàn thích hợp với thiết bị và công nghệ hàn.
4. Chiều dày của mối hàn (lớp kim loại hàn) giữa mảnh hợp kim cứng và thân dao phải nhỏ nhất (0,1 ¸ 0,2mm).
Chỗ gián đoạn của mối hàn (lớp kim loại hàn) đối với dao cắt đứt và dao cắt rãnh không được lớn quá 10%; và, đối với các loại dao còn lại không được lớn quá 20% chiều dài hàn theo phần tựa của mảnh hợp kim cứng.
5. Trên phần cắt của dao (trên mảnh hợp kim cứng) không được có vết nứt, vết xước (kể cả vết rạn bề mặt) và lớp phồng lên.
6. Trên lưỡi cắt không được gồ ghề hoặc bị sứt mẻ. Chỗ nối tiếp giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ của dao phải đều và phù hợp với bán kính cong nhất định.
7. Độ nhẵn bề mặt của dao cần phải :
a - Đối với mặt trước và mặt sau trên phần cắt được mài nghiền - không thấp hơn Ñ8 ; không được mài nghiền - không thấp hơn Ñ6.
b - Đối với mặt sau phụ trên phần cắt - không thấp hơn Ñ6.
c - Đối với mặt tựa của thân dao - không thấp hơn Ñ4.
8. Sai lệch cho phép của chiều cao thân dao đối với dao chỉ gia công mặt tựa (chế tạo từ thép cán nóng) không được vượt quá quy định trong bảng 1.
mm Bảng 1 | |
Chiều cao thân dao H | Sai lệch cho phép |
12; 16 và 20 |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 193:1972 về Dao tiện gắn hợp kim cứng - Dao tiện tinh lưỡi rộng
- 2Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 211:1972 về Dao tiện và dao bào gắn hợp kim cứng - Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 203:1972 về Dao bào gắn hợp kim cứng - Dao cắt đứt và cắt rãnh
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1084:1986 về Máy búa rèn khí nén – Thông số và kích thước cơ bản
- 1Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 193:1972 về Dao tiện gắn hợp kim cứng - Dao tiện tinh lưỡi rộng
- 2Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 211:1972 về Dao tiện và dao bào gắn hợp kim cứng - Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 203:1972 về Dao bào gắn hợp kim cứng - Dao cắt đứt và cắt rãnh
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1084:1986 về Máy búa rèn khí nén – Thông số và kích thước cơ bản
Tiêu chuẩn ngành 3 TCN 209:1972 về Dao tiện dao bào gắn hợp kim cứng - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: 3TCN209:1972
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1972
- Nơi ban hành: Bộ Cơ khí và luyện kim
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định