Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28 TCN 223:2005

LƯỚI CHỤP MỰC - KỸ THUẬT KHAI THÁC

Stick-held falling net - Fishing technique

Lời nói đầu

28 TCN 223:2005 (Lưới chụp mực - Kỹ thuật khai thác) do Viện Nghiên cứu Hải sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thủy sản ban hành theo Quyết định số 25/2005/QĐ-BTS ngày 09 tháng 8 năm 2005.

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nội dung, trình tự và yêu cầu kỹ thuật trong quy trình khai thác một số loài mực ống (Loligo spp) bằng lưới chụp mực.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhóm tầu có chiều dài toàn bộ từ 15 đến 17m; sử dụng 4 tăng gông chủ yếu chuyên khai thác mực ống hoạt động ở vùng biển xa bờ Vịnh Bắc Bộ. Trên tầu được trang bị ánh sáng đèn cao áp để tập trung mực.

2. Yêu cầu về tầu, trang thiết bị, ngư cụ và nhân lực

2. 1. Tầu và trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác mực

2.1.1. Tầu hoạt động khai thác mực bằng lưới chụp mực phải tuân thủ những quy định chung về phân cấp tầu cá và có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của cơ quan đăng kiểm.

2.1.2.Bố trí mặt boong

Cách bố trí các trang thiết bị phục vụ khai thác bằng lưới chụp mực trên mặt boong tầu theo Hình 1.

1: Cần cố định tăng gông mũi

2: Cần cẩu

3: Ròng rọc hướng dây căng lưới mũi.

4: Tăng gông chính.

5: Tăng gông phụ.

6: Máy tời.

7: Ca bin

8: Puly hướng dây căng lưới

9: Ròng rọc hướng dây căng lưới đuôi

10: Cần cố định tăng gông lưới

 

2.1.3. Tăng gông

2.1.3.1. Sử dụng 04 tăng gông bằng gỗ phi lao, gỗ thông hoặc gỗ bạch đàn để căng lưới Tăng gông có kích thước cơ bản theo quy định trong Bảng 1.

2.1.3.2. Các tăng gông được lắp đặt lên tầu nhờ giá đỡ có thể quay được (Hình 3), phía đầu ngoài mỗi tăng gông lắp một ròng rọc treo để tuồn dây căng lưới.

Bảng 1. Kích thước cơ bản của tăng gông

Loại tăng gông

Số lượng (chiếc)

Chiều dài (m)

Đường kính gốc (mm)

Tăng gông chính (mạn trái)

02

12,0 – 15,0

280,0 – 300,0

Tăng gông phụ (mạn phải)

02

10,0 – 13,0

240,0 – 280,0

 

2.1.4 Trang bị ánh sáng

2.1.4.1. Tầu sử dụng ánh sáng tập trung mực để khai thác phải theo đúng những quy định của Bộ Thủy sản về tổng công suất nguồn sáng và cỡ, loại bóng đèn.

2.1.4.2. Máy phát điện có công suất lớn hơn từ 20 đến 25% tổng công suất bóng đèn được sử dụng.

2.1.4.3. Đèn thu hút mực là loại bóng đèn cao áp thủy ngân, công suất 500 - 1000 w/bóng. Số lượng bóng đèn tùy theo yêu cầu mà trang bị cho phù hợp với kỹ thuật khai thác và quy định chung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2.1.4.4. Đèn gom mực là loại bóng đèn có chiết áp điều chỉnh cường độ ánh sáng, công suất 1000 - 1500 w/bóng.

2.1.4.5. Cách lắp đặt đèn thu hút mực và đèn gom mực trên tầu theo bố trí của Hình 2. Trong đó:

a) Dàn đèn thu hút mực được lắp đặt ở hai bên mạn trái và phải ca bin của tầu.

b) Giá dàn đèn thu hút mực đặt trên nóc ca bin. C
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 223:2005 về lưới chụp mực - Kỹ thuật khai thác do Bộ Thuỷ sản ban hành

  • Số hiệu: 28TCN223:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 09/08/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản