Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIẦY THÀNH PHẨM
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chung kiểm tra và phân loại giầy thành phẩm theo dạng lỗi ngoại quan.
Trong Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và khái niệm sau:
2.1. Mũ giầy (Upper): là một bộ phận của chiếc giầy che phủ một phần hay toàn bộ mu bàn chân.
2.2. Đế giầy(Bottom): là một bộ phận của chiếc giầy để bàn chân tì vào được giới hạn bởi bàn chân và mặt tiếp xúc với môi trường (Đất, mặt sàn...).
- Đế ngoài (Outsole): là chi tiết thuộc phần đế giầy nằm ngoài cùng tiếp xúc với môi trường (Đất, mặt sàn...) khi sử dụng giầy.
- Đế trong (Insole): là chi tiết thuộc phần đế giầy có hình dáng giống mặt đáy của phom và được gắn lên mặt đáy phom trước khi gò mũ giầy.
- Đế giữa (Middle sole): là chi tiết thuộc phần đế giầy được gắn vào giầy sau khi gò mũ giầy và gắn các chi tiết độn điền đầy.
- Lót mặt (Sock): là chi tiết thuộc phần đế giầy có hình dáng giống mặt đáy của phom nằm trên cùng tiếp xúc trực tiếp với bàn chân khi đi giầy.
2.3. Lô hàng: Là lượng sản phẩm có cùng tên gọi, cùng số hiệu, được sản xuất theo cùng một phương pháp và trong một khoảng thời gian nhất định, có cùng một kiểu bao gói và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.
2.4. Lỗi kỹ thuật:
Là các lỗi do các thao tác trong sản xuất gây ra - có thể do người lao động hoặc do máy móc thiết bị ảnh hưởng đến độ bền và sự thuận tiện trong sử dụng giầy.
2.5. Lỗi thẩm mỹ:
Là các lỗi do sự thiếu cẩn trọng trong sản xuất của người lao động làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của dáng vẻ bên ngoài của giầy.
3.1. Toàn bộ sản phẩm của lô hàng phải được hoàn tất và đóng gói trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng. Kiểm tra viên phải đếm tổng số thùng đã đóng để xác định đủ số sản phẩm cần cho đợt kiểm tra theo yêu cầu.
3.2. Số thùng phải kiểm tra được kiểm tra viên chọn ngẫu nhiên theo thông báo đính kèm. Cỡ số và số của thùng phải được ghi rõ trong phiếu kiểm tra.
Trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, mẫu kiểm tra phải được hạn định căn cứ trên danh mục đóng gói (thùng carton), số đôi cho mỗi cỡ (size).
Việc sắp xếp các thùng carton ở kho phải lưu ý một cách nghiêm túc theo quy định sau:
+ Chiều cao xếp không quá 2,5 m
+ Dễ kiểm đếm số thùng của lô
+ Dễ lấy mẫu từ giữa lô.
+ Giữa các lô hàng phải có ranh giới phân biệt rõ ràng.
3.3. Mẫu sẽ lựa chọn ngẫu nhiên căn cứ vào số liệu trên danh mục đóng gói nhằm bảo đảm tính vô tư trung thực trong kiểm tra.
Mẫu chỉ được lấy đi kiểm khi toàn bộ số giày của lô hàng đã đủ (nghĩa là đủ số đôi cho mỗi cỡ).
4. Quy trình kiểm tra chất lượng giầy
4.1. Nguyên tắc kiểm tra:
Trong mỗi lần kiểm tra chất lượng, kiểm tra viên phải có 01 chiếc giầy làm mẫu đối chứng – chiếc giầy mẫu này đã được xác nhận của khách hàng.
Kiểm tra viên phải sử dụng bảng quy cách kỹ thuật của sản phẩm trong những lần kiểm tra.
4.1.1. Chỉ những người có nhiệm vụ mới được có mặt trong quá trình kiểm tra.
4.1.2. Mẫu giầy được lấy theo thùng, đặt lên bàn, sau đó kiểm tra viên đọc số cỡ số và số lô sản xuất để kiểm tra viên biết về loại giầy đang kiểm. Kiểm tra viên phải kiểm tra kỹ từng trường hợp và ghi chép rõ ràng vào sổ các trường hợp đã kiểm tra để đảm bảo là số cỡ kiểm tra luôn đúng.
4.1.3. Toàn bộ số giầy kiểm phải được giữ lại ở phòng kiểm tra cho đến khi việc kiểm tra hoàn tất.
4.1.4. Không được lau chùi, chỉnh trang hay sửa chữa giầy trước khi có nhận xét của kiểm tra viên, trong khi tiến hành kiểm tra, cũng như trong khi tiến hành phân loại cho đến khi kết quả kiểm tra đã được xem xét đánh giá.
4.1.5. Sau khi kiểm tra viên đánh giá, toàn bộ số giầy được sắp xếp phân chia thành 3 loại: giầy có lỗi nặng, giầy có lỗi nhẹ và giầy không có lỗi.
Các dạng lỗi và cách phân loại được thực hiện theo bảng phân loại lỗi ở phần phụ lục.
4.1.6. Với giầy không sửa được kiểm tra viên phải đánh dấu loại B ngay.
4.1.7. Số giầy bổ sung cho các thùng giầy đã kiểm và loại ra các đôi không đạt, phải thông qua sự kiểm tra của kiểm tra viên để xác định giầy loại A đồng thời đóng dấu lên hộp giầy. Kiểm tra viên phải đóng dấu KCS hoặc nhãn hiệu riêng của kiểm tra viên.
4.1.8. Trong quá trình kiểm tra tỷ lệ giầy loại B chiếm quá 10% tổ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 34 TCN 72:1997 về đo kích thước chân để thiết kế giầy - Phương pháp đo do Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 04:2004 về tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành giầy do Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1677:1975 về Giầy vải xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1678:1975 về Giầy vải xuất khẩu - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 33/2004/QĐ-BCN ban hành tiêu chuẩn ngành Da-Giầy do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 34 TCN 72:1997 về đo kích thước chân để thiết kế giầy - Phương pháp đo do Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 04:2004 về tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành giầy do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1677:1975 về Giầy vải xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1678:1975 về Giầy vải xuất khẩu - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 03:2004 về quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm do Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 24TCN03:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 05/05/2004
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra