Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 310:2003

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐÈN BÁO RẼ TRÊN ÔTÔ, RƠ MOÓC VÀ SƠMI RƠ MOÓC- YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22TCN 310 - 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 06-01/S7 và 76/759/EEC

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với đèn báo rẽ (sau đây gọi tắt là đèn) có tín hiệu nhấp nháy và vị trí lắp cố định trên ôtô, rơ moóc và sơmi rơ moóc (sau đây gọi tắt là xe).

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6973:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Đèn sợi đốt trong các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu. TCVN 6978:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu. 22 TCN 290-02 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Các loại đèn mô tô, xe máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ được áp dụng trong Tiêu chuẩn này bao gồm:

3.1. Các thuật ngữ được định nghĩa trong TCVN 6978:2001.

3.2. Các thuật ngữ sau đây được định nghĩa để áp dụng trong phạm vi của Tiêu chuẩn này:

3.2.1. Đèn báo rẽ (Direction indicator): đèn có tín hiệu nhấp nháy được sinh ra do việc cung cấp dòng điện cho đèn không liên tục, được người lái xe sử dụng để phát ra tín hiệu nhằm báo hiệu sự chuyển hướng của xe khi tham gia giao thông.

3.2.2. Kiểu loại đèn báo rẽ (Direction indicator type): các đèn báo rẽ cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này là các đèn có cùng các đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu hàng hoá).

- Đặc tính quang học (cường độ sáng, góc phân bố ánh sáng....)

- Loại đèn (được quy định tại phụ lục 1).

- Mầu ánh sáng của đèn sợi đốt.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

4.1. Tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật bao gồm:

4.1.1. Bản tóm tắt thông số kỹ thuật ghi rõ loại đèn sợi đốt được sử dụng, trừ loại đèn không thay thế được nguồn sáng (nguồn sáng là đèn sợi đốt hoặc loại đèn khác). Loại đèn sợi đốt phải là loại đèn được quy định trong TCVN 6973:2001.

4.1.2. Bản vẽ phải thể hiện được kiểu loại đèn, loại đèn và có ghi:

- Vị trí lắp đèn trên xe;

- Trục chuẩn (góc nằm ngang H=00, góc thẳng đứng V=00) và tâm chuẩn trong quá trình thử.

4.1.3. Đối với đèn thuộc loại 2b, phải có sơ đồ bố trí và các thông số kỹ thuật của hệ thống bảo đảm cung cấp cường độ sáng theo hai mức.

4.2. Mẫu thử

- Hai đèn mẫu. Đối với trường hợp chứng nhận kiểu loại đèn trong đó các đèn không giống hệt nhau nhưng đối xứng nhau và có thể lắp được mỗi đèn một bên xe, hai đèn mẫu có thể là hai đèn giống hệt nhau để lắp ở cùng một bên xe.

- Đối với đèn loại 2b: ngoài hai đèn mẫu còn phải có hai bộ linh kiện mẫu của hệ thống bảo đảm cung cấp cường độ sáng theo hai mức.

- Trên đèn mẫu phải có các thông tin sau:

+ tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất;

+ loại đèn sợi đốt, trừ các đèn không thay thế được nguồn sáng;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 310:2003 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đèn báo rẽ trên ôtô, rơ moóc và sơmi rơ moóc- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN310:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản