Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 301 - 02

PHƯƠNG PHÁP THỬ MÙ MUỐI

SƠN VÀ LỚP PHỦ BẢO VỆ KIM LOẠI

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp thử trong tủ mù muối, tức là trong một môi trường xâm thực ăn mòn có thể kiểm soát được để đánh giá độ bền ăn mòn tương đối của lớp phủ bảo vệ kim loại.

1.2. Tiêu chuẩn này mô tả thiết bị, quy trình và điều kiện cần thiết để tạo ra và duy trì môi trường thử nghiệm mù muối. Cấu tạo thiết bị được mô tả ở phần phụ lục 1. Tiêu chuẩn không đưa ra yêu cầu về loại mẫu thử nghiệm, thời gian thử cho một sản phẩm cụ thể, cũng như việc dự báo từ các kết quả thu được.

1.3. Trong tiêu chuẩn sử dụng đơn vị đo lường theo hệ SI

1.4. Phép so sánh và ngoại suy được sử dụng để đánh giá tính ăn mòn của vật liệu trong thử nghiệm mù muối chỉ mang tính chất tương đối. Sự so sánh và phép ngoại suy chỉ có thể được sử dụng đối với trường hợp phơi mẫu tự nhiên trong thời gian dài.

1.5. Thử nghiệm mù muối cơ bản được sử dụng để phân loại và nghiệm thu chất lượng sản phẩm hoặc có thể được dùng để đánh giá so sánh các vật liệu hay phương pháp bảo vệ khác nhau. Ngoài ra còn sử dụng khi phải tìm tương quan giữa kết quả thử nghiệm theo quy phạm này và kết quả thử nghiệm thực tế trên hiện trường.

Cần lưu ý rằng thường không có mối liên quan trực tiếp giữa kết quả thử mù muối và độ bền ăn mòn thực tế trong các môi trường khác nhau, bởi vì phản ứng hoá học kể cả quá trình tạo nên màng bề mặt và mức độ bảo vệ của nó thường thay đi cơ bản theo điều kiện môi trường đặt mẫu. Người thử nghiệm cần có thông tin về thành phần của hợp kim, khả năng thay đổi chất lượng và chiều dày của các mẫu thử nghiệm trên cùng một giá, trong cùng một thời gian, đó là những thông tin cần thiết để dự tính số lượng mẫu cần và đủ cho mỗi đợt thử nghiệm. Do vậy, tiêu chun này thường ít khi dùng để nghiên cứu hoặc thử nghiệm các lớp mạ crom trang trí (mạ đa lớp crom - niken) trên thép hoặc lớp phủ kẽm cũng như lớp phủ cadimi trên thép (Để thử nghiệm đánh giá các lớp phủ này, cần tham khảo tiêu chuẩn B368 - Phương pháp thử nghiệm mù muối dùng muối của axit axetic và đồng).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn:

- ISO - 7253 - 1996 "Paints and varnishes - Determination of resistance to neutral salt spray (fog)".

- ASTM - B117 - 1995 "Standard practice for operating salt spray (fog) apparatus".

- NF. X41-002-1975 "Protection contre les agents physiques et biologiques - essais au brouillard salin".

3. Thiết bị

3.1. Tủ mù muối bao gồm bình chứa dung dịch muối, máy tạo khí nén, một hay nhiều vòi phun, các giá treo mẫu, bộ phận cung cấp nhiệt và các bộ phận điều khiển cần thiết. Kích cỡ và cấu tạo thiết bị sao cho thoả mãn các yêu cầu thử nghiệm.

3.2. Các giọt dung dịch đọng trên nắp tủ không được phép rơi lên mẫu đang thử.

3.3. Các giọt dung dịch rơi khỏi mẫu không được trở về bình chứa dung dịch để phun lại.

3.4. Vật liệu chế tạo thiết bị không được gây ảnh hưởng đến tính ăn mòn của môi trường mù muối.

3.5. Nước sử dụng trong tiêu chuẩn này là nước cất.

4. Mẫu thử

Loại và số lượng mẫu thử cũng như các chỉ tiêu để đánh giá kết quả thử nghiệm được xác định những đặc tính bao gồm: vật liệu hoặc sản phẩm đang được thử nghiệm hoặc được thống nhất giữa hai bên cung cấp và tiêu thụ.

5. Chuẩn bị mẫu thử

5.1. Làm sạch tấm nền kim loại - Phương pháp làm sạch phụ thuộc vào bản chất bề mặt tấm nền kim loại và các chất nhiễm bẩn. Cần thận trọng để tấm nền kim loại không bị nhiễm bẩn trở lại sau khi làm sạch.

5.2. Mẫu sơn và các lớp phủ hữu cơ cần đánh giá được gia công theo các quy phạm áp dụng cho các vật liệu t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 301:2002 về phương pháp thử mù muối - sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN301:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản