(Ban hành theo quyết định số 3590 QĐ/KHKT ngày 24 tháng 7 năm 1995)
1.1. Áo đường cứng là kết cấu áo đường có lớp mặt hoặc lớp móng làm bằng bê tông xi măng- loại vật liệu có độ cứng cao, đặc tính biến dạng và cường độ của nó thực tế không phụ thuộc vào sự biến đổi của nhiệt độ.
Áo đường cứng được thiết kế dựa theo lý thuyết “tấm trên nền đàn hồi” đồng thời có xét tới sự thay đổi của nhiệt độ và của các nhân tố khác gây ra đối với tấm bê tông
1.2. Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế áo đường cứng đường ô tô trong các trường hợp sau:
- Mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ đặt trên lớp móng bằng các loại vật liệu khác nhau
- Móng bê tông xi măng dưới lớp bê tông nhựa
- Mặt đường bê tông xi măng lắp ghép
1.3. Để thiết kế áo đường cứng cần phải tổ chức điều tra khảo sát thu thập các số liệu sau:
1. Qui mô giao thông trên đường ở năm tính toán trong tương lai, tức là phải dự báo được lưu lượng, thành phần, tính toán ở cuối thời kỳ khai thác. Thời kỳ này được qui định là 20 năm đối với mặt đường cứng.
2.Điều tra, thí nghiệm, quan trắc để xác định các thông số tính toán đối với nền đất (hoặc đối với kết cấu mặt đường cũ). Nội dung và yêu cầu điều tra thí nghiệm theo qui định ở Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22 TCN-211-93
3. Điều tra về vật liệu xây dựng doc tuyến, khả năng cung cấp xi măng có mác yêu cầu; điều tra điều kiện khí hậu (nhiệt độ), địa chất thủy văn; điều kiện và phương tiện thi công (trộn, rải, đầm, xẻ khe, hoàn thiện).
4. Điều tra thu thập các số liệu phục vụ luận chứng hiệu quả kinh tế và so sánh chọn phương án trong giai đoạn luận chứng kinh tế kỹ thuật thiết kế áo đường (theo hướng dẫn ở Chương 5 Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22 TCN-211-93)
1.4. Thiết kế áo đường cứng gồm các nội dung sau:
1. Thiết kế cấu tạo nhằm chọn và bố trí hợp lý kích thước tấm, các khe và liên kết giữa các khe tấm, chọn vật liệu lớp móng, vật liệu chèn khe, vật liệu lớp tạo phẳng và bố trí mặt cắt ngang của kết cấu áo đường, chọn các biện pháp tăng cường cường độ và sự ổn định cường độ của nền đất dưới lớp móng.
2. Tính toán kiểm tra cường độ (bề dày) tấm bê tông xi măng và lớp móng dưới tác dụng của tải trọng và dưới tác dụng của nhiệt
Công việc thiết kế cũng gồm hai giai đoạn: luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế lập bản vẽ thi công. Trong mỗi giai đoạn đều phải phân chia tuyến đường thành các đoạn có các điều kiện nói ở Điều 1.3 khác nhau để thiết kế cho phù hợp.
Trong giai đoạn luận chứng kinh tế - kỹ thuật, cho phép dùng các thông số tính toán trong Tiêu chuẩn này để thiết kế và việc luận chứng hiệu quả kinh tế, so sánh chọn phương án thiết kế (kể cả so sánh với kết cấu áo đường mềm) phải theo phương pháp hướng dẫn ở Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22 TCN-211-93
Trong giai đoạn thiết kế lập bản vẽ thi công phải thử nghiệm ở trong phòng và hiện trường để xác định các thông số tính toán của nền đất, của vật liệu lớp móng theo các phương pháp qui định ở Tiêu chuẩn 22 TCN-211-93 và của vật liệu bê tông xi măng (theo các tiêu chuẩn và bê tông xi măng hiện hành).
CẤU TẠO ÁO ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG ĐỔ TẠI CHỖ
2.1. Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ gồm các lớp như ở Hình 2.1: lớp mặt 1 (tấm bê tông), lớp tạo phẳng 2, lớp móng 3,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 211:1993 về quy trình thiết kế áo đường mềm do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 210:1992 về đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8861:2011 về áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo đường bằng phương pháp sử dụng tấm ép cứng
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 223:1995 về áo đường cứng đường ô tô - tiêu chuẩn thiết kế
- Số hiệu: 22TCN223:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 24/07/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định