Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

16 TCN-2:2002

MÁY TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ BÀN – KHỐI HỆ THỐNG – PHẦN 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT

Desktop personal computer – System Unit – Part 2: Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khối hệ thống của máy tính cá nhân để bàn.

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật của khối hệ thống dựa trên những yêu cầu kỹ thuật đối với từng thiết bị phần cứng trong một cấu hình của khối hệ thống, bao gồm các thành phần quan trọng như CPU, từng mạch chính, bộ nhớ, các ổ đĩa và hệ thống BIOS.

2. Tài liệu tham khảo

- Hướng dẫn thiết kế máy tính 1999-2002 (PC99-2002 System Design Guide) của hai Hãng Intel và Microsoft.

- Tiêu chuẩn công nghệ thông tin của ISO và ISO/IEC – (Tổ chức chuẩn quốc tế chuyên làm việc về chuẩn công nghệ thông tin).

- Tiêu chuẩn công nghệ thông tin của X3 và NCITS – (Ủy ban quốc gia về công nghệ thông tin của Mỹ).

- Tiêu chuẩn công nghệ thông tin của ECMA – (Hội các nhà sản xuất máy tính Châu Âu và một số Hãng máy tính đa quốc gia).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ kỹ thuật dùng trong tiêu chuẩn này tuân theo tiêu chuẩn 16 TCN-1-02: Máy tính cá nhân để bàn – Khối hệ thống – Thuật ngữ - Định nghĩa.

4. Yêu cầu kỹ thuật chung

4.1. Khuyến nghị về khả năng xử lý của hệ thống đạt các yêu cầu tối thiểu sau đây

Máy dùng tại nhà           667 MHz           với bộ nhớ RAM 64 MB và ít nhất 128 KB L2 Cache

Máy dùng tại văn phòng  667 MHz           với bộ nhớ RAM 128 MB và ít nhất 128 KB L2 Cache

Trạm làm việc                700 MHz           với bộ nhớ RAM 128 MB và ít nhất 128 KB L2 Cache

Những yêu cầu về khả năng xử lý của hệ thống dựa trên khả năng tính toán tối thiểu và sức mạnh cần thiết hỗ trợ cho các ứng dụng cụ thể chạy trên các hệ điều hành khác nhau, cùng với yêu cầu về khả năng xử lý của các CPU yếu nhất vào đầu năm 2002.

4.2. Bảng mạch chính phải được thiết kế đạt tiêu chuẩn ACPI 1 0b

Bảng mạch chính và BIOS phải hỗ trợ đặc tả “Cấu hình nâng cao và giao diện nguồn – ACPI – Advanced Configuration and Power Interface Specification, Revision 1 0b”. Hệ thống được hỗ trợ chính xác cho cơ chế “Cắm và Chạy – Plug and Play” và quản lý nguồn điện

4.2.1. Hệ thống phải có bộ đếm thời gian quản lý nguồn (Power management timer), các nút bấm (Button), và bộ báo động (Alarm)

4.2.2. Hệ thống hỗ trợ trạng thái S5 (Trạng thái tắt mềm – soft off) được mô tả trong đặc tả về tiêu chuẩn ACPI 1 0b

4.2.3. Hệ thống phải có bảng mô tả các thiết bị của bảng mạch chính và các phương pháp điều khiển ACPI để đặt cấu hình các thiết bị và bus.

4.2.4. Bộ điều khiển USB có thể kích hoạt hệ thống từ trạng thái ngủ

4.2.5. Hệ thống cung cấp phương pháp thiết lập chế độ bỏ ACPI trong BIOS mà người sử dụng cuối không truy nhập được

4.3. Các thiết kế phần cứng phải hỗ trợ cơ chế OnNow và khả năng sẵn sàng tức thời (Instanlly Available)

Các thành phần của thiết kế OnNow phải đảm bảo hệ điều hành và các trình điều khiển thiết bị điều khiển trạng thái hoạt động độc lập và không ảnh hưởng đến bảng mạch chính và các thành phần khác

Thiết kế OnNow  nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Người sử dụng coi như máy tính đang ở trạng thái tắt, trong khi thực ra máy tính đang ở trạng thái ngủ.

Người sử dụng dễ dàng nhận ra máy tính đang làm việc hay đang ngủ.

Người sử dụng dễ dàng điều khiển nguồn thông qua các công tắc hoặc bằng phần mềm.

Các yêu cầu sau đây đảm bảo hỗ trợ thiết kế OnNow và khả năng sẵn sàng tức thời

4.3.1. Bản thân hệ thống và các thiết bị cho thấy chung ở trạng thái tắt trong khi thực ra đang ngủ

4.3.2. Hệ thống có một hoặc một số đèn để chỉ ra hệ thống đang ở trạng thái làm việc hay ngủ.

4.3.3. Hệ thống có bộ chuyển trạng thái nguồn được điều khiển

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 16TCN 2:2002 về máy tính cá nhân để bàn - Khối hệ thống - Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: 16TCN2:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản