Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 117 - 1999

CỬA VAN CUNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT, NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO - YÊU CẦU KỸ THUẬT

RADIAL GATES - Design, manufacture, assemble, acceptance and transfer - Technical requirements

Lời nói đầu

Cửa van cung được sử dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi, thủy điện, đặc biệt ở các đập tràn, đập dâng và cống ảnh hưởng vùng thủy triều. Để tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu sử dụng, phù hợp với công nghệ chế tạo của ngành, việc thống nhất quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu bàn giao cửa van cung đóng vai trò rất quan trọng. Tiêu chuẩn này được biên soạn có sự tham khảo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước sau:

1. Tiêu chuẩn lập, xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn 14 TCN 89 - 1995.

2. Tiêu chuẩn công trình thủy lợi. Các quy định về thiết kế - TCVN 5060 - 90

3. Qui phạm chế tạo, lắp ráp các thiết bị cơ khí và kết cấu thép trong các công trình thủy lợi - QPTL E - 3 - 80.

4. Tiêu chuẩn hèm van và bộ phận đặt sẵn của các cửa van phẳng trong các công trình thủy công - 32 TCN - F - 7 - 74.

5. Tiêu chuẩn cửa van phẳng - 32 TCN - F - 6 - 74.

6. Tiêu chuẩn kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật - 20 TCN - 170 - 89.

7. Tiêu chuẩn cửa cống bằng gang thép của Hiệp hội thủy công Hoa kỳ AWWA C 501 - 92.

8. Tiêu chuẩn cửa van và đường ống của Hiệp hội cửa van và đường ống Nhật bản.

Cơ quan biên soạn tiêu chuẩn:

CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THỦY LỢI

Cơ quan trình duyệt tiêu chuẩn:

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Cơ quan ban hành tiêu chuẩn:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Theo Quyết định số 59/1999-QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 04 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

 

CỬA VAN CUNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT, NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO - YÊU CẦU KỸ THUẬT

RADIAL GATES - Design, manufacture, assemble, acceptance and transfer - Technical requirements

Chương I

QUI ĐỊNH CHUNG

Tiêu chuẩn này thống nhất quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu và bàn giao cửa cung dùng trong các công trình thủy lợi, thủy điện và giao thông đường thủy; nhịp cửa L ≤ 14 m, chênh lệch cột nước thượng hạ lưu H ≤ 14 m.

Chỉ áp dụng với cửa kết cấu thép hàn có sơ đồ như hình 1.

Chỉ cho phép các đơn vị có giấy phép hành nghề mới được thiết kế, chế tạo, lắp đặt cửa cung.

1.1. Tên gọi: CỬA VAN CUNG.

1.2. Định nghĩa: Cửa van cung: Cửa van cung có mặt chắn nước hình cong, chuyển động xoay quanh trục để nâng lên hạ xuống theo yêu cầu. Thường làm với khẩu độ: B (rộng) x H (chiều cao) từ 8 x 5 m đến 20 x 11 m với diện tích thông nước mặt. Với diện thông nước sâu, có thể có diện tích 30 m2 đến 40 m2. Việc nâng, hạ cửa van cung được thực hiện bằng máy nâng đặt ở trụ pin hay trên cầu công tác có hệ thống dây cáp hoặc thanh truyền lực gắn với cửa.

1.3. Ký hiệu: CC - L - H - h.

CC: Cửa cung

B: Chiều rộng thoát nước, m

H: Chiều cao cửa, m

h: Chênh lệch cột nước thượng, hạ lưu, m

1.4. Cửa trên mặt - Cửa làm việc trong điều kiện bình thường có cao trình mực nước thượng, hạ lưu thấp hơn cao trình đỉnh cửa (hình 1: a, b)

1.5. Cửa dưới sâu - Cửa làm việc trong điều kiện bình thường có cao trình mực nước thượng, hạ lưu cao hơn cao trình đỉnh cửa (hình 1: c)

1.6. Tên gọi các bộ phận chính và thuật ngữ:

Hình a: Cửa có tâm tôn bưng trùng với tâm quay

Hình b: Cửa có tâm tôn bưng không trùng với tâm quay

Hình c: Cửa dưới sâu

Hình 1: Sơ đồ các loại cửa van cung

Hình 2: Cửa van cung (kiểu giàn)

1. Kín nước đỉnh

4. Giàn ngang

7. Càng

10. Bánh xe cữ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 117:1999 về Cửa van cung - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu và bàn giao - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: 14TCN117:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/04/1999
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 16/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản