PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
Chemical admixtures for concrete and mortar – Classification and specification
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tính năng kỹ thuật cho bảy chủng loại phụ gia hóa học được dùng để cải thiện một hoặc nhiều tính chất của bê tông và vữa như lượng nước yêu cầu, độ lưu động, thời gian ninh kết, cường độ cơ học v.v…
1.2. Các phụ gia đặc biệt để chế tạo bê tông và vữa đặc biệt như bê tông lồng khí, bê tông bọt, bê tông phun, bê tông bền sinh vật v.v…đều không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
2.1. Phụ gia giảm nước dẻo hóa (loại A): Là vật liệu có tính chất chính sau đây:
1. Làm tăng độ chảy của hồ xi măng mà không có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng khí và do đó làm tăng độ lưu động (tăng dẻo) hỗn hợp bê tông khi giữ nguyên tỷ số nước/xi măng; hoặc:
2. Cho phép giảm nước trộn yêu cầu khi giữ nguyên độ lưu động hỗn hợp bê tông yêu cầu và do đó khi cứng rắn bê tông có cường độ cơ học cao hơn.
2.2. Phụ gia làm chậm ninh kết (loại B): Là vật liệu làm giảm tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng với nước và do đó làm chậm sự ninh kết của bê tông.
2.3. Phụ gia tăng nhanh đóng rắn (loại C): Là vật liệu làm tăng tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng với nước và do đó làm tăng tốc độ ninh kết và sự phát triển cường độ sớm của bê tông.
2.4. Phụ gia giảm nước và đóng rắn nhanh (loại E): Là vật liệu kết hợp được các chức năng của phụ gia tăng nhanh đóng rắn (2.3) và phụ gia dẻo hóa giảm nước (2.1).
2.5. Phụ gia giảm nước và chậm ninh kết (loại D): Là vật liệu kết hợp được các chức năng của phụ gia làm chậm ninh kết (2.2) và phụ gia dẻo hóa giảm nước (2.1).
2.6. Phụ gia giảm nước cao (loại F): Là vật liệu có tính chất như sau:
1. Khi cho thêm vào hỗn hợp bê tông sẽ nhận được độ lưu động rất cao (tăng dẻo bậc cao); hoặc:
2. Cho phép giảm được đáng kể lượng nước yêu cầu (giảm nước bậc cao) mà vẫn giữ được độ lưu động yêu cầu và do đó khi cứng rắn bê tông có cường độ cao hơn.
2.7. Phụ gia giảm nước cao và ninh kết chậm (loại G): Là vật liệu kết hợp được các chức năng của phụ gia làm chậm ninh kết (2.2) và phụ gia giảm nước cao (2.6).
3. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG:
3.1. Các yêu cầu kỹ thuật về tính năng cơ lý: Khi so sánh bê tông chứa phụ gia với bê tông đối chứng theo tiêu chuẩn 14TCN 107-1999: Phụ gia hóa học cho bê tông và vữa – Phương pháp thử. Các phụ gia hóa học phải đáp ứng các yêu cầu tính năng tương ứng với mỗi loại phụ gia đó về hàm lượng nước, độ sụt, thời gian ninh kết và cường độ cơ học (cường độ nén và cường độ uốn) được nêu chi tiết ở bảng 1. Cường độ cơ học ở tuổi dài ngày (6 tháng và 1 năm) không được thua kém cường độ cơ học ở các tuổi 28 và 90 ngày.
3.1.1. Khi có yêu cầu đặc biệt về hàm lượng khí và độ co ngót của bê tông thì tất cả các phụ gia hóa học phải thỏa mãn các giá trị sau:
a/ Hàm lượng khí của bê tông đối chứng và bê tông chứa phụ gia không được vượt quá 3% đối với bê tông không lồng khí (bê tông thường), hoặc 7% đối với bê tông lồng khí.
b/ Độ co của bê tông ở tuổi 28 ngày không được vượt quá trị số lớn trong hai số sau đây:
- 800 μm (0,8 mm);
- 135% so với độ co của mẫu đối chứng.
3.2. Các yêu cầu về độ đồng nhất: Bất kỳ lô phụ nào hoặc một lượng tương đương các lô có cùng nguồn phải có thành phần hóa học như đã được nhà sản xuất công bố và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về độ đồng nhất của phụ gia hóa học nêu ở bảng 2.
BẢNG 2 - CÁC YÊU CẦU ĐỘ ĐỒNG NHẤT CỦA PHỤ GIA HÓA HỌC
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 302:2004 về nước trộn bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 311:2004 về phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa: silicafume và tro trấu nghiền mịn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 329:2004 về bê tông và vữa xây dựng – phương pháp xác định pH do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 302:2004 về nước trộn bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 311:2004 về phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa: silicafume và tro trấu nghiền mịn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 329:2004 về bê tông và vữa xây dựng – phương pháp xác định pH do Bộ Xây dựng ban hành
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: 14TCN104:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 16/06/1999
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định