Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 922:2006

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI - ĐO LƯU LƯỢNG NƯỚC TRONG KÊNH HỞ BẰNG ĐẬP TRÀN THÀNH MỎNG VÀ MÁNG LƯỜNG VENTURI PHẦN 1(a): ĐẬP TRÀN THÀNH MỎNG

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo lưu lượng nước trong kênh hở bằng đập tràn thành mỏng khía hình tam giác (khía chữ V) và hình chữ nhật với điều kiện dòng chảy không có tổn thất cục bộ, mặt thoáng tự do và ổn định.

1.2. Hệ số xác định lưu lượng quy định trong tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với nước trong dải nhiệt độ từ 50C đến 300C. Ngoài dải nhiệt độ quy định trên, hệ số xác định lưu lượng có sai số nhỏ không đáng kể, trừ trường hợp cột nước tràn quá nhỏ.

1.3. Hệ số xác định lưu lượng ở các công thức trong tiêu chuẩn này được quy định cụ thể cho từng loại đập tràn thành mỏng và tính chất dòng chảy.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 1438-1:1980 Đo lưu lượng nước trong kênh hở sử dụng đập tràn và máng lường. Phần 1:Đập tràn thành mỏng.

TCVN 6816:2001 Đo lưu lượng chất lỏng và chất khí trong ống dẫn kín- Phương pháp ứng dụng máy đo lưu lượng siêu âm thời gian đi qua.

ISO 772:1996 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Các thông số thủy lực của nước dùng trong nông nghiệp và thủy lợi - Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu.

10TCN 769-2006 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Xác định lưu lượng chất lỏng trong kênh hở và ống dẫn không đầy - Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo siêu âm Doppler

10TCN 767- 2006 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Xác định lưu lượng chất lỏng trong kênh hở và ống dẫn không đầy - Nguyên tắc chung lựa chọn phương pháp đo.

10TCN 768- 2006 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Xác định lưu lượng chất lỏng trong kênh hở và ống dẫn không đầy - Nguyên tắc chung lựa chọn cấu trúc đo lường.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa quy định trong ISO 772: và các thuật ngữ định nghĩa sau

4. Nguyên tắc chung

Lưu lượng nước chảy qua đập tràn thành mỏng là hàm số phụ thuộc vào cột nước tràn, kích thước, hình dạng và tiết diện dòng chảy qua đập tràn. Hệ số lưu lượng thực nghiệm phụ thuộc vào cột nước, các đặc tính hình học của đập tràn, đoạn kênh dẫn và tính chất động học của nước.

5. Lắp đặt

5.1. Khái quát chung

Yêu cầu chung về lắp đặt đập tràn được quy định trong các điều-5.2 và 5.3. Yêu cầu đối với các loại đập tràn có đặc thù riêng được quy định trong các điều 8 và 9.

5.2. Lựa chọn vị trí lắp đặt

5.2.1. Kiểu đập tràn sử dụng để đo lưu lượng nước, được xác định một phần tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vị trí dự kiến lắp đặt.

5.2.2. Ở một số điều kiện thiết kế và sử dụng, đập tràn được lắp đặt trong máng lường hình chữ nhật hoặc trong hộp đập tràn, mô phỏng điều kiện dòng chảy trong máng lường hình chữ nhật.

5.2.3. Ở một số điều kiện khác, cho phép lắp đặt đập tràn trong kênh tự nhiên cũng như trong máng lường hay trong hộp đập tràn, hoàn toàn không có sự khác biệt đáng kể về cấp chính xác đo lường. Các yêu cầu liên quan đến các vị trí lắp đặt đặc thù được quy định tại điều-5.3.

5.3. Điều kiện lắp đặt

5.3.1.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 922:2006 về máy nông lâm nghiệp và thuỷ lợi - Đo lưu lượng nước trong kênh hở bằng đập tràn thành mỏng và máng lường venturi - Phần 1(a): Đập tràn thành mỏng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN922:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 29/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản