Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 766:2006
QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY LÚA
1. Nguyên tắc
Qui phạm này quy định nội dung và phương pháp đánh giá hiệu lực của phân bón phải khảo nghiệm đối với cây lúa
2. Nội dung khảo nghiệm
2.1. Qui định về số loại phân bón, số vụ khảo nghiệm và giống lúa trong khảo nghiệm
2.1.1. Một khảo nghiệm hiệu lực phân bón đối với lúa thực hiện không quá 3 loại phân bón khảo nghiệm
2.1.2. Khảo nghiệm diện hẹp phải thực hiện ít nhất hai vụ trên hai loại đất
2.1.3. Khảo nghiệm diện rộng phải thực hiện ít nhất một vụ trên hai loại đất
2.1.4. Giống lúa khảo nghiệm là giống đang được sử dụng phổ biến ở địa phương khảo nghiệm; Các biện pháp kỹ thuật kèm theo như mật độ gieo cấy, tưới nước, bảo vệ thực vật là kỹ thuật phổ biến tại địa phương khảo nghiệm, phải phù hợp với giống và áp dụng đồng đều cho các công thức khảo nghiệm
2.2. Công thức khảo nghiệm
2.2.1. Đối với phân bón lá
- Công thức đối chứng: Trên nền phân bón theo qui trình hoặc khuyến cáo của địa phương, phun nước lã với lượng, tỷ lệ và thời kỳ phun tương đương với công thức phân khảo nghiệm
- Công thức bón phân khảo nghiệm: Trên nền phân bón theo qui trình hoặc khuyến cáo của địa phương phun phân khảo nghiệm với lượng, tỷ lệ và thời kỳ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra cũng có thể bố trí theo công thức do đơn vị khảo nghiệm đề xuất
2.2.2. Đối với phân bón rễ
- Công thức đối chứng: Bón theo qui trình hoặc khuyến cáo của địa phương
- Công thức bón phân khảo nghiệm: Bón phân theo khuyến cáo của nhà sản xuất phân bón. Ngoài ra cũng có thể bố trí theo công thức do đơn vị khảo nghiệm đề xuất
2.3. Các số liệu và chỉ tiêu đánh giá
2.3.1. Về đất
- Tên đất (theo phân loại đất của Việt Nam)
- Tính chất đất khảo nghiệm: pHKCl, CEC, hữu cơ tổng số, N tổng số; K20 và P205 tổng số và dễ tiêu. Ngoài ra có thể một số chỉ tiêu khác theo yêu cầu của nhà sản xuất phân bón và tính chất đặc thù của đất khảo nghiệm
- Chế độ canh tác: Lịch sử sử dụng đất hai vụ trước về loại cây trồng, năng suất, chủng loại, liều lượng và phương pháp sử dụng phân bón
2.3.2. Thu thập số liệu khí tượng trong thời gian khảo nghiệm (bao gồm lượng mưa tháng, nhiệt độ trung bình tháng, nhiệt độ thấp và cao nhất, thời gian chiếu sáng)
2.3.3. Trước khi tiến hành khảo nghiệm phân tích tại các phòng kiểm định chất lượng phân bón hàm lượng các chất trong phân khảo nghiệm mà nhà sản xuất giới thiệu, quảng bá
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực của phân bón khảo nghiệm
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 216:2003 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-142:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 216:2003 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-142:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 766:2006 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phân bón đối với cây lúa
- Số hiệu: 10TCN766:2006
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2006
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra