QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG, PHẨM CHẤT NÔNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BNN ngày 5 tháng 5 năm 2003)
Quy phạm này quy định những nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực nông học của các loại phân bón phải khảo nghiệm.
Số lượng và thời gian khảo nghiệm cho một loại phân bón:
2.1. Đối với phân bón dùng cho nhiều loại cây trồng:
- Khảo nghiệm diện hẹp (thí nghiệm chính quy):
Bố trí khảo nghiệm với ít nhất 3 loại cây trồng: lúa, màu và cây dài ngày (cây công nghiệp hoặc cây ăn quả). Các khảo nghiệm thực hiện tối thiểu trên 2 loại đất. Thời gian khảo nghiệm cho cây ngắn ngày là 2 vụ, cây dài ngày là 1 năm (kể từ sau vụ thu hoạch trước đến vụ thu hoạch sau).
- Khảo nghiệm diện rộng: tương đương với số cây trồng, vùng đất, tiến hành khảo nghiệm diện hẹp nhưng chỉ làm 1 vụ (với cây ngắn ngày), 1 năm (với cây dài ngày) và có đối chứng.
2.2. Đối với phân bón dùng cho một loại cây trồng (chuyên cây):
2.2.1. Khảo nghiệm diện hẹp:
- Đối với cây ngắn ngày: khảo nghiệm 2 vụ tại các địa bàn khác nhau trên 2 loại đất.
- Đối với cây dài ngày: khảo nghiệm 1 năm tại 3 vùng đất khác nhau.
2.2.2. Khảo nghiệm diện rộng: tương đương với số cây trồng, loại đất nơi đã tiến hành khảo nghiệm diện hẹp, làm 1 vụ (với cây ngắn ngày), 1 năm (với cây dài ngày) và có đối chứng.
3.1. Số công thức khảo nghiệm: Một đề tài khảo nghiệm không bố trí quá 5 công thức kể cả đối chứng [4 công thức phân bón khảo nghiệm cùng loại (bón gốc hoặc bón lá) 1 đối chứng].
3.2.Công thức khảo nghiệm:
3.2.1. Đối với phân bón lá:
- Công thức đối chứng: phun nước lã với lượng nước phun tương đương lượng nước phun ở công thức khảo nghiệm.
- Công thức khảo nghiệm: Phân bón khảo nghiệm phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất về liều lượng, nồng độ và thời kỳ phun. Ngoài ra cũng có thể bố trí theo công thức của đơn vị khảo nghiệm đề xuất, song tổng số công thức không được vượt quy định ở mục 3.1.
3.2.2. Đối với phân bón rễ:
- Công thức đối chứng: theo mức bón khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT cho loại đất và cây trồng tại địa phương.
- Công thức khảo nghiệm: bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra cũng có thể bố trí theo công thức của đơn vị khảo nghiệm đề xuất, song tổng số công thức không được vượt quy định ở mục 3.1.
3.3. Phương pháp bố trí khảo nghiệm: tuân thủ theo tiêu chuẩn về phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng.
3.3.1. Khảo nghiệm diện hẹp: Số lần nhắc lại tối thiểu là 3 lần
- Đối với cây hàng năm: diện tích ô tối thiểu là 20 m2.
- Đối với cây lâu năm: diện tích ô tối thiểu là 100m2 (tương đương với diện tích cho 10 cây) đối với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có mật độ trồng dưới 1000 cây/ha, và tương đương với diện tích cho 50 cây đối với các loại cây có mật độ trồng trên 1000 cây/ha (như chè, cà phê).
3.3.2. Khảo nghiệm diện rộng: không nhắc lại
- Đối với cây hàng năm: diện tích một công thức khảo nghiệm tối thiểu là 5.000 m2 , tối đa là 10.000 m2.
- Đối với cây lâu năm: diện tích một công thức khảo nghiệm tối thiểu là 10.000 m2, tối đa là 20.000 m2.
3.4. Bón phân: liều lượng, tỷ lệ, thời gian, thời kỳ bón phân phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
3.5. Đối với những đối tượng đặc thù (hoa, cây cảnh, cỏ sân gôn ) nhà sản xuất phối hợp với đơn vị khảo nghiệm đề xuất phương pháp khảo nghiệm, báo cáo Cục Khuy
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 216:2003 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN216:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 05/05/2003
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra