Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 287:1997

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM

HIỆU LỰC THUỐC TRỪ SÂU

ĐỐI VỚI RẦY XANH HẠI BÔNG VẢI 

1. Quy định chung

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ rầy xanh (Amrasca devastans) trên cây bông vải của các loại thuốc trừ sâu.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo sát của Cục BVTV, của các cơ sở nghiên cứu Trung ương và địa phương, của các Chi cục BVTV.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm

Các khảo nghiệm cần được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rầy xanh trên bông vải, cụ thể là:

 Ruộng khảo nghiệm: Chân ruộng cao, phù hợp với điều kiện phát sinh phát triển của rầy xanh.

 Thời vụ: Chọn thời vụ thích hợp cho rầy xanh phát triển

 Giống: Chọn giống kháng trung bình đối với rầy xanh

Các điều kiện trồng trọt khác (loại đất, độ màu mỡ của đất, phân bón, chăm sóc cây, tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây vv..) phải đồng đều trên mọi ô khảo nghiệm và phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Sắp xếp và bố trí các công thức khảo nghiệm

Công thức khảo nghiệm bao gồm 3 nhóm:

- Các loại thuốc dự định khảo nghiệm ở các dạng khác nhau, hoặc dùng ở các liều lượng khác nhau, hoặc theo các cách dùng khác nhau.

- Các thuốc để so sánh là thuốc đã có trong danh mục và có hiệu quả tốt trừ rầy xanh. Nói chung, thuốc so sánh nên chọn loại có cùng dạng gia công và cách thức tác động với thuốc khảo nghiệm.

- Công thức đối chứng: Không xử lý thuốc.

Trong từng lần lặp lại của khảo nghiệm, những công thức này được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hay theo phương pháp khác đã được quy định trong thống kế sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Với khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô khảo nghiệm tối thiểu là 30m2. Số lần nhắc lại 3-4 lần. Các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông hay gần vuông là thích hợp nhất.

- Với khảo nghiệm diện rộng không phải bố trí các lần nhắc lại. Nhưng các ô khảo nghiệm phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 200m2.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun rải đều trên toàn cây và trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng thường được tính theo kg hoặc lít chế phẩm/ha hoặc tính theo gam hoạt chất/ ha. Các số liệu về nồng độ (%) thuốc pha và lượng nước dùng (l/ha) cần được ghi rõ. Trong trường hợp thuốc khảo nghiệm là thuốc phun thì chỉ nên phun bằng bình bơm tay. Lượng nước phun bằng bơm tay tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây bông: Giai đoạn cây con (từ mọc đến 60 ngày tuổi) lượng nước phun từ 200-300 lít/ha, giai đoạn trên 60 ngày tuổi lượng nước phun từ 400-500 lít/ha. Tuy nhiên, nếu trong hướng dẫn sử dụng của một loại thuốc nào đó có quy định lượng nước cần dùng thì phải phun đúng theo lượng nước này.

Thuốc phải được phun đều cả mặt trên và mặt dưới lá bông.

C

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải

  • Số hiệu: 10TCN287:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản