Hệ thống pháp luật

TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

"Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" được hiểu như sau:

Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tạm giữ hoặc bị tịch thu. Việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Người quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Thủ tục và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tổ chức, cá nhân vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép, mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp. Trường hợp tang vật là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị buộc phải tiêu hủy. Cũng có những trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm là hàng hóa, vật phẩm, phương tiện bị buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc phải tái xuất. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì phải tổ chức bán ngay.

Việc bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải qua hình thức đấu giá. Tiền bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật.

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02.07.2002.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành năm 2012 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012.

Xem các thuật ngữ khác:

Chiêu đãi chính thức
Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...
Chiêu đãi cấp nhà nước
Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...
Hội đàm chính thức
Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...
Hội đàm cấp nhà nước
Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...
Lễ đón chính thức
Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...
Lễ đón cấp nhà nước
Là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.(Theo khoản 7 ...
Bờ sông
Là ranh giới giữa mái dốc của lòng sông với mặt đất tự nhiên của bãi sông.(Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Luật Phòng, chống thiên tai và ...
Bãi nổi hoặc cù lao
Là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông(Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)
Quỹ phòng, chống thiên tai
Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và ...
Dân quân tự vệ
Là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có ...

Có thể bạn quan tâm: