Thủ tục rút vốn theo phương thức hỗ trợ ngân sách
THÔNG TIN THỦ TỤC
Mã thủ tục: | 3.000073 |
Số quyết định: | 1679/QĐ-BTC |
Lĩnh vực: | Quản lý nợ |
Cấp thực hiện: | Cấp Bộ |
Loại thủ tục: | Loại khác |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) |
Cơ quan thực hiện: | Bộ Tài chính |
Cơ quan có thẩm quyền: | Không có thông tin |
Địa chỉ tiếp nhận HS: | Không có thông tin |
Cơ quan được ủy quyền: | Không có thông tin |
Cơ quan phối hợp: | Không có thông tin |
Kết quả thực hiện: | Đơn rút vốn được Bộ Tài chính ký duyệt gửi nhà Tài trợ |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Trình tự thực hiện:
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | + Bước 1: Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính/Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để thực hiện các cam kết về phần mình theo thoả thuận với nhà tài trợ, để thoả mãn điều kiện tiên quyết về rút vốn nêu trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết. |
Bước 2: | + Bước 2: Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan lập hồ sơ và đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo quy định của nhà tài trợ. Thời gian xử lý đơn rút vốn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016. |
Bước 3: | + Bước 3: Đối với phương thức hỗ trợ ngân sách chung, Bộ Tài chính xử lý các hồ sơ và đơn rút vốn gửi nhà tài trợ; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (trường hợp Ngân hàng Nhà nước là cơ quan rút vốn đối với các điều ước quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đề xuất đàm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016) trong việc giải ngân và chuyển các khoản rút vốn về ngân sách nhà nước để sử dụng theo thỏa thuận với nhà tài trợ. |
Bước 4: | + Bước 4: Trường hợp khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo phương thức hỗ trợ ngân sách cho một ngành, lĩnh vực cụ thể. |
Bước 5: | + Bước 5: Cơ quan chủ quản chương trình, dự án có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (đối với các điều ước quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đề xuất đàm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016) về thời điểm rút vốn, số tiền rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc lập kế hoạch phân bổ cho các dự án thành phần. |
Bước 6: | + Bước 6: Vốn ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân về ngân sách được phân bổ cho các dự án thành phần để sử dụng theo đúng quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành. |
Bước 7: | + Bước 1: Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ số giải ngân liên quan theo thoả thuận với nhà tài trợ để làm cơ sở rút vốn. Chủ dự án được tiếp nhận vốn tạm ứng theo quy định của nhà tài trợ để thực hiện các công việc đã thỏa thuận nhằm đạt được cam kết gắn với chỉ số giải ngân. |
Bước 8: | + Bước 2: Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu chứng minh việc hoàn thành các tiêu chí giải ngân quy định tại thỏa thuận tài trợ để gửi nhà tài trợ. |
Bước 9: | + Bước 3: Chủ dự án lập hồ sơ và đơn rút vốn gửi Bộ Tài chính theo quy định của nhà tài trợ. x |
Bước 10: | + Bước 4: Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân được chuyển về tài khoản của đơn vị thực hiện chương trình, dự án mở tại Kho bạc Nhà nước theo thỏa thuận với nhà tài trợ. Việc chi tiêu tuân thủ quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước hiện hành. |
Điều kiện thực hiện:
Điều kiện giải ngân của dự án: + Đối với chương trình kèm theo khung chính sách: Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài chính/Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để thực hiện các cam kết về phần mình theo thoả thuận với nhà tài trợ, để thoả mãn điều kiện tiên quyết về rút vốn nêu trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết. + Đối với các chương trình/dự án tài trợ dựa trên kết quả: Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ số giải ngân liên quan theo thoả thuận với nhà tài trợ để làm cơ sở rút vốn. Chủ dự án được tiếp nhận vốn tạm ứng theo quy định của nhà tài trợ để thực hiện các công việc đã thỏa thuận nhằm đạt được cam kết gắn với chỉ số giải ngân. |
CÁCH THỰC HIỆN
Hình thức nộp | Thời gian giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | 5 Ngày |
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Hồ sơ bao gồm
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
+ Công văn đề nghị rút vốn của Chủ dự án; | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
+ Đơn rút vốn theo mẫu của Nhà tài trợ; | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Số ký hiệu | Tên văn bản/Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|
16/2016/NĐ-CP | Về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài | 16-03-2016 | Chính phủ |
49/2014/QH13 | Luật 49/2014/QH13 | 18-06-2014 | Quốc Hội |
01/2002/QH11 | Ngân sách nhà nước | 16-12-2002 | Quốc Hội |
78/2010/NĐ-CP | Nghị định về cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ | 14-07-2010 | |
215/2013/NĐ-CP | Nghị định 215/2013/NĐ-CP | 23-12-2013 | Chính phủ |
số29/2009/QH12 | Quản lý nợ công | 17-06-2009 | Quốc Hội |
Nghịđịnhsố79/2010/NĐ-CP | về nghiệp vụ quản lý nợ công | 14-07-2010 | Chính phủ |
số111/2016/TT-BTC | về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ | 30-06-2016 | Bộ Tài chính |
YÊU CẦU THỰC HIỆN THỦ TỤC
Lưu ý:
- Quý khách vui lòng chuẩn bị các giấy tờ liên quan được nêu tại Thành phần hồ sơ
- Các bản khai tại Thành phần hồ sơ Hệ thống pháp luật sẽ giúp quý khách thực hiện.
- Tổng đài CSKH và hỗ trợ dịch vụ: 0984.988.691