Thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu đối với người đang làm công tác cơ yếu
THÔNG TIN THỦ TỤC
Mã thủ tục: | 1.003697 |
Số quyết định: | 6184/QĐ-BQP |
Lĩnh vực: | Cơ yếu |
Cấp thực hiện: | Cấp Bộ |
Loại thủ tục: | TTHC được luật giao quy định chi tiết |
Đối tượng thực hiện: | Công dân Việt Nam |
Cơ quan thực hiện: | Cục Chính trị - Tổ chức/Ban Cơ yếu Chính phủ |
Cơ quan có thẩm quyền: | Không có thông tin |
Địa chỉ tiếp nhận HS: | Không có thông tin |
Cơ quan được ủy quyền: | Không có thông tin |
Cơ quan phối hợp: | Cục Cơ yếu các Bộ, ngành |
Kết quả thực hiện: | Quyết định công nhận tuổi nghề cơ yếu theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BQP |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Trình tự thực hiện:
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Người đang làm công tác cơ yếu, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng cơ yếu hoàn thiện hồ sơ và gửi Cục Cơ yếu các Bộ, ngành theo hệ thống tổ chức quản lý người làm công tác cơ yếu |
Bước 2: | Cục Cơ yếu các Bộ, ngành có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có Công văn gửi Ban Cơ yếu Chính phủ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Cơ yếu các Bộ, ngành có văn bản thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ |
Bước 3: | Cục Chính trị - Tổ chức/Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét, quyết định công nhận tuổi nghề cơ yếu. |
Điều kiện thực hiện:
* Các trường hợp khác được tính tuổi nghề cơ yếu - Người làm công tác cơ yếu được cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái hoặc cử đi học tập ở các trường ngoài tổ chức cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc được cấp có thẩm quyền cho đi điều trị, điều dưỡng ở các cơ sở y tế, đoàn an dưỡng trong và ngoài tổ chức cơ yếu hoặc điều trị tại gia đình. - Người làm công tác cơ yếu mất tin dưới 06 tháng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được thủ trưởng cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu xác nhận không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc hoặc tự ý thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu bị địch bắt sau đó trở về cơ quan, đơn vị, nếu không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc thì thời gian bị địch bắt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu bị Tòa án kết án oan sai và được Tòa án cấp có thẩm quyền tuyên bố không phạm tội, thì thời gian nghỉ việc do bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu; trường hợp bị kỷ luật oan bằng hình thức buộc thôi việc hoặc tạm đình chỉ công tác, sau đó được cấp có thẩm quyền sửa sai thì thời gian nghỉ việc do bị kỷ luật oan vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu bị Tòa án xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo và được giao cho cơ quan, đơn vị quản lý người làm công tác cơ yếu giám sát, giáo dục, tiếp tục công tác thì thời gian chấp hành hình phạt được tính tuổi nghề cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam, sau thời gian chấp hành xong hình phạt tù nếu không bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian công tác trước khi bị phạt tù giam được tính tuổi nghề cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu thôi việc, chuyển ngành trong thời gian dưới 12 tháng nếu được cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu thì thời gian thôi việc, chuyển ngành được tính tuổi nghề cơ yếu liên tục. - Người làm công tác cơ yếu được cử đi theo chế độ phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên. * Trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu - Người làm công tác cơ yếu đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc. - Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi nghề cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước bị thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người làm công tác cơ yếu tự ý bỏ việc không trở lại cơ quan, đơn vị thì thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu trước khi tự ý bỏ việc không được tính tuổi nghề cơ yếu. - Học viên cơ yếu đã tốt nghiệp, sau 12 tháng chưa được phân công công tác thì từ tháng thứ 13 trở đi không được tính tuổi nghề cơ yếu. |
CÁCH THỰC HIỆN
Hình thức nộp | Thời gian giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | 30 Ngày làm việc | Phí : 0 Đồng |
30 (ba mươi) ngày làm việc (không tính thời gian gửi cho cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ), trong đó: Cục Cơ yếu các Bộ, ngành: 15 (mười lăm) ngày làm việc; Cục Chính trị - Tổ chức/Ban Cơ yếu Chính phủ: 15 (mười lăm) ngày làm việc. |
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Thành phần hồ sơ
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch hoặc Lý lịch đảng viên của người làm công tác cơ yếu | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
Công văn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Số ký hiệu | Tên văn bản/Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|
01/2016/TT-BQP | Quy định về tính tuổi nghề cơ yếu. | 04-01-2016 | Bộ Quốc phòng |
05/2011/QH13 | Luật cơ yếu | 26-11-2011 | Văn phòng Quốc hội |
YÊU CẦU THỰC HIỆN THỦ TỤC
Lưu ý:
- Quý khách vui lòng chuẩn bị các giấy tờ liên quan được nêu tại Thành phần hồ sơ
- Các bản khai tại Thành phần hồ sơ Hệ thống pháp luật sẽ giúp quý khách thực hiện.
- Tổng đài CSKH và hỗ trợ dịch vụ: 0984.988.691