- 1Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 02/2007/TT-UBDT hướng dẫn Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 517/QĐ-UBDT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Quyết định 173/QĐ-UBDT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc đến hết ngày 31/12/2013
- 5Quyết định 2010/QÐ-BKHÐT năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết ngày 31/12/2015
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 912/2001/TTLT/UBDTMN/BTC/BKHĐT | Hà Nội , ngày 16 tháng 11 năm 2001 |
Căn cứ Điều 2, Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển dự án Hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ) thành chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn.
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 764/CP-NN ngày 22/8/2001 của Chính phủ về việc ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn như sau:
- Chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số.
- Việc lựa chọn hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn phải được tiến hành hàng năm, công khai dân chủ do dân bình xét theo thứ tự ưu tiên được xác định tuỳ thuộc vào mức độ khó khăn của các hộ gia đình.
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do ngân sách địa phương đảm bảo có hỗ trợ của ngân sách Trung ương. Năm 2001, năm 2002 do ngân sách địa phương đang trong thời kỳ ổn định nên ngân sách Trung ương trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện. Từ năm 2003, kinh phí thực hiện chính sách được tính vào ngân sách địa phương.
- Việc lập dự toán, quản lý cấp phát và quyết toán khoản kinh phí này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Đối tượng Hộ gia đình các dân tộc thiểu số được hưởng chính sách quy định tại Thông tư này là những hộ có đủ ba tiêu chí quy định tại Quyết định số 166/2001/QĐ-UBDTMN ngày 5/9/2001 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc ban hành quy định tiêu chí hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cụ thể:
Tiêu chí 1: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là các hộ gia đình dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập bình quân đầu người từ 80.000 đồng/người/tháng trở xuống (dưới chuẩn đói ngèo quy định tại Văn bản số 1143/2000/BLĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Tiêu chí 2: Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có tập quán sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rẫy làm nương, chăn nuôi theo tập quán cũ, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thốn, thiếu đất hoặc chưa có đất sản xuất (tính theo mức bình quân diện tích đất canh tác cho mỗi hộ của địa phương).
Tiêu chí 3: Tổng giá trị tài sản bình quân đầu người dưới một triệu đồng (không tính giá trị sử dụng của đất, giá trị các lán trại trên nương rẫy). Hộ có hoàn cảnh neo đơn, thiếu lao động hoặc có người ốm đau kéo dài, không có các điều kiện tiếp cận các thông tin để phục vụ sản xuất và đời sống.
2. Phạm vi áp dụng
Chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được áp dụng đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các xã thuộc chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) và các thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc được công nhận là khu vực III, nằm trong xã khu vực I, II.
1. Nội dung và mức hỗ trợ
- Chi hỗ trợ đời sống cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn bao gồm: lương thực để ăn, quần áo, chăn màn, dụng cụ sinh hoạt gia đình. Mức hỗ trợ 1 lần cho mỗi hộ gia đình không quá 500.000 đồng. Trong thời gian thực hiện chính sách này mức hỗ trợ lương thực cho một hộ gia đình không quá 3 lần; quần áo, chăn màn không quá hai lần; dụng cụ gia đình 1 lần.
- Chi hỗ trợ phát triển sản xuất bao gồm: mua công cụ phục vụ sản xuất, giống cây con. Mức hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình không quá 1.000.000 đồng/năm.
Mức chi cụ thể hỗ trợ đời sống và hỗ trợ phát triển sản xuất cho từng loại hộ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Mức hỗ trợ không chia bình quân.
Ngoài các nội dung hỗ trợ quy định cụ thể tại Thông tư này, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn còn được thụ hưởng các chế độ, chính sách hiện hành khác đang thực hiện tại địa phương như: chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách giao đất, giao rừng, khai hoang lấy đất sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; chính sách đào tạo, miễn giảm học phí, viện phí...
2. Tổ chức thực hiện:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc hướng dẫn nội dung Thông tư, thực hiện bình xét hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, kiểm tra việc thực hiện chính sách và sử dụng nguồn kinh phí Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
- Hàng năm, Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào đối tượng quy định được thụ hưởng chính sách, phổ biến đến từng thôn, bản, phum, sóc để nhân dân tự bình xét, sau đó tập hợp danh sách các hộ gửi Uỷ ban nhân dân huyện để tổng hợp gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ trong năm và gửi cho Uỷ ban nhân dân huyện, xã để thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã cấp phát trực tiếp đến các hộ gia đình và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để giảm số hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Định kỳ hàng quý; năm tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn gửi Uỷ ban Dân tộc và Miền níu, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Ban Dân tộc hoặc tổ chức phụ trách công tác dân tộc miền núi của tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách.
- Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách Hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ở các địa phương.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với hướng dẫn của Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên bộ để xem xét giải quyết.
Hoàng Công Dung (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) | Nguyễn Xuân Thảo (Đã ký) |
- 1Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 02/2007/TT-UBDT hướng dẫn Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 517/QĐ-UBDT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Quyết định 173/QĐ-UBDT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc đến hết ngày 31/12/2013
- 5Quyết định 2010/QÐ-BKHÐT năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết ngày 31/12/2015
- 1Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 02/2007/TT-UBDT hướng dẫn Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 517/QĐ-UBDT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Quyết định 173/QĐ-UBDT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc đến hết ngày 31/12/2013
- 5Quyết định 2010/QÐ-BKHÐT năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến hết ngày 31/12/2015
- 1Quyết định 138/2000/QĐ-TTg hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khoá khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 166/2001/QĐ-UBDTMN quy định tiêu chí hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban dân tộc và miền núi ban hành
Thông tư liên tịch 912/2001/TTLT/UBDTMN/BTC/BKHĐT hướng dẫn chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Uỷ ban dân tộc và miền núi- Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành
- Số hiệu: 912/2001/TTLT/UBDTMN/BTC/BKHĐT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 16/11/2001
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
- Người ký: Hoàng Công Dung, Nguyễn Xuân Thảo, Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: 31/12/2001
- Số công báo: Số 48
- Ngày hiệu lực: 01/12/2001
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực