Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN GHI NHÃN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN BAO GÓI SẴN
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn.
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm.
2. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với:
a) Thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có thành phần nguyên liệu biến đổi gen nhưng không phát hiện được gen hoặc sản phẩm của gen bị biến đổi trong thực phẩm;
b) Thực phẩm biến đổi gen tươi sống, thực phẩm biến đổi gen chế biến không bao gói và trực tiếp bán cho người tiêu dùng;
c) Thực phẩm biến đổi gen sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh.
3. Thực phẩm biến đổi gen sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu thì việc ghi nhãn phải bảo đảm không làm sai lệch bản chất, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam.
Trong Thông tư liên tịch này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
2. Thành phần nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm biến đổi gen là các nguyên liệu có chứa sinh vật biến đổi gen, gen hoặc sản phẩm của gen bị biến đổi bằng công nghệ gen được sử dụng để sản xuất thực phẩm và tồn tại trong sản phẩm cuối cùng, kể cả khi dạng của nguyên liệu đó đã thay đổi.
3. Thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn là thực phẩm biến đổi gen được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
Điều 4. Cách thức ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen
1. Thực phẩm biến đổi gen phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Ghi bằng tiếng Việt cụm từ “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm.
Đối với những sản phẩm có diện tích để ghi nhãn nhỏ hơn 10cm2 thì trên nhãn bắt buộc phải có tên hàng hóa và cụm từ “biến đổi gen”; những nội dung bắt buộc còn lại không thể hiện trên nhãn thì phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa.
Điều 5. Miễn ghi nhãn bắt buộc đối với một số thực phẩm biến đổi gen
1. Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; thực phẩm tạm nhập tái xuất, thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; thực phẩm gửi kho ngoại quan; thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm;
2. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm, nhập khẩu về để sản xuất nội bộ không bán ra thị trường, chỉ vận chuyển nội bộ giữa các kho từ tỉnh này qua tỉnh khác thuộc cùng một hệ thống trong doanh nghiệp.
Điều 6. Khắc phục, sửa chữa nhãn thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn đang lưu hành trên thị trường nhưng ghi nhãn thiếu hoặc không phù hợp với các quy định của Thông tư liên tịch này phải được khắc phục, sửa chữa theo nguyên tắc sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phải tự thực hiện việc khắc phục, sửa chữa.
2. Bổ sung cụm từ “biến đổi gen” theo quy định tại Thông tư liên tịch này nhưng không được che lấp những thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.
3. Việc khắc phục, sửa chữa nội dung không phù hợp, ghi thiếu trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 01 năm 2016.
2. Thực phẩm biến đổi gen đã có nhãn hàng hóa không phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch này không được phép tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau ngày 08 tháng 01 năm 2017. Trường hợp thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường chưa tiêu thụ hết thì được tiếp tục lưu thông nhưng không quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.
Điều 8. Trách nhiệm thực hiện.
Giao Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này trong phạm vi toàn quốc đối với sản phẩm được phân công quản lý.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
- 1Công văn 9412/VPCP-KGVX về quản lý thực phẩm biến đổi gen do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 432/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 thành lập hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 3Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 4Thông tư 225/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 03/GSQL-GQ4 năm 2017 về ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 6Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 1377/TĐC-TBT năm 2023 về cảnh bảo đối với dự thảo quy định của Nam Phi về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm bao bói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Nghị định 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
- 3Luật an toàn thực phẩm 2010
- 4Công văn 9412/VPCP-KGVX về quản lý thực phẩm biến đổi gen do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 108/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
- 6Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 7Nghị định 20/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 8Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 9Quyết định 432/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 thành lập hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 10Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 11Thông tư 225/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Công văn 03/GSQL-GQ4 năm 2017 về ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 13Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Công văn 1377/TĐC-TBT năm 2023 về cảnh bảo đối với dự thảo quy định của Nam Phi về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm bao bói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 23/11/2015
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Việt Thanh, Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1183 đến số 1184
- Ngày hiệu lực: 08/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra