Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
2. Những xí nghiệp không xây dựng mức chi phí tiền lương của sản phẩm thì thực hiện định mức biên chế và xây dựng quỹ lương theo định biên nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng và hiệu suất, tinh giản biên chế hợp lý, hoàn thành đúng khối lượng và tiến độ kế hoạch với chất lượng cao.
3. Định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm hoặc định mức biên chế và quỹ lương theo định biên, do từng xí nghiệp tự xây dựng.
Xí nghiệp sẽ dùng vốn tự có và vay ngân hàng theo khả năng thanh toán để tự trang trải mọi chi phí về tiền lương của công nhân viên chức trong đơn vị bằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình. Vì vậy trong mức chi phí tiền lương của sản phẩm và quỹ lương, phải tính đủ các khoản mục phải chi về tiền lương trả cho công nhân viên chức. Đồng thời phải tính đúng các khoản mục đó để bảo đảm mức lợi nhuận của xí nghiệp tăng nhờ hạ giá thành không phải là dựa vào tăng định mức thời gian, tăng định mức biên chế, nâng cấp bậc công việc, nâng mức chi phí tiền lương từ giai đoạn xây dựng, mà do những nỗ lực chủ quan về cải tiến kỹ thuật, tổ chức và quản lý của xí nghiệp, của tập thể lao động. Loại trừ những chi phí tiêu cực, bất hợp lệ từ khi xây dựng định mức để góp phần không làm đổi giá thành và giá bán sản phẩm.
4. Thông qua sự phân cấp xét duyệt định mức lao động, mức chi phí tiền lương của sản phẩm và quỹ tiền lương của xí nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ để xác định và tiến tới ổn định phần lợi nhuận và thuế mà xí nghiệp nộp ngân sách.
Yêu cầu chung là tính khối lượng sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu hiện vật (hoặc hiện vật quy đổi). Trường hợp không thể tính theo chỉ tiêu hiện vật thì dùng chỉ tiêu giá trị. Cụ thể như sau:
- Đối với sản xuất công nghiệp, dùng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm tính bằng đơn vị hiện vật (hoặc đơn vị hiện vật quy đổi) hoặc chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá, hoặc giá trị tổng sản lượng theo giá cố định.
- Đối với xây dựng cơ bản, dùng chỉ tiêu khối lượng công tác xây lắp hoặc giá trị sản lượng xây lắp tính theo giá dự toán kế hoạch, doanh thu khảo sát thiết kế...
- Đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dùng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, chỉ tiêu đơn vị diện tích, hoặc chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng theo giá cố định.
- Đối với vận tải, dùng chỉ tiêu khối lượng hàng hoá luân chuyển tính bằng tấn/km, hành khách/km, hoặc chỉ tiêu doanh thu vận tải. Đối với bốc xếp, dùng chỉ tiêu khối lượng hàng hoá thông qua tính bằng tấn cho từng loại hàng, hoặc chỉ tiêu doanh thu bốc xếp.
- Đối với bưu điện, dùng chỉ tiêu doanh thu nghiệp vụ bưu điện theo cơ cấu bưu và điện.
- Đối với thương nghiệp và cung ứng vật tư, dùng chỉ tiêu doanh số bán ra, (bán buôn, bán lẻ) theo từng ngành hàng theo giá kế hoạch. Đối với ăn uống dịch vụ, dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm thuần tuý, v.v...
2. Định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm xí nghiệp hoặc định mức biên chế và quỹ lương theo định biên của xí nghiệp tính đủ các loại lao động chính, phụ trợ phục vụ và lao động quản lý, kể cả lực lượng thường xuyên, học nghề và lực lượng hợp đồng có tham gia sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp, không phân biệt hình thức trả lương theo sản phẩm hay trả lương theo thời gian.
Định mức lao động và mức chi phí tiền lương xây dựng riêng cho từng loại sản phẩm chính hoặc phụ. Lao động phụ trợ phục vụ đồng thời cho nhiều loại sản phẩm và lao động quản lý xí nghiệp phân bố hợp lý vào tất cả các loại sản phẩm trong và ngoài chỉ tiêu pháp lệnh được sản xuất tại xí nghiệp.
Trong xí nghiệp có nhiều loại hoạt động thuộc nhiều ngành kinh tế quốc dân khác nhau (sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản...) nhiều nguồn vốn khác nhau (quỹ sản xuất, vốn xây dựng cơ bản, quỹ sự nghiệp y tế, đào tạo tại trường cạnh xí nghiệp, quỹ Đảng, đoàn thể...) thì tính toán lao động và tiền lương riêng theo từng loại quỹ, không tính trùng lặp.
Trong mức chi phí tiền lương của mỗi loại sản phẩm, không tính trùng lặp những khoản chi phí đã tính vào các khoản mục khác của giá thành sản phẩm. Ví dụ tiền lương của sửa chữa lớn theo chế độ hiện hành tính vào khấu hao sửa chữa lớn thì không tính trong mức chi phí tiền lương của sản phẩm (hao phí lao động sửa chữa lớn không tính vào định mức lao động của sản phẩm...) và ngược lại nếu đã tính vào mức chi phí tiền lương thì ở những khoản mục khác của giá thành (kể cả trong giá mua nửa thành phẩm và nguyên vật liệu) không tính chi phí tiền lương nữa.
Mức chi phí tiền lương của sản phẩm dùng để lập kế hoạch quỹ lương của xí nghiệp, không sử dụng để làm đơn giá trả lương theo sản phẩm cho công nhân.
b) Những nguyên tắc và phương pháp định mức lao động của sản phẩm áp dụng theo Thông tư số 26-LĐ/TT ngày 30-11-1982 của Bộ Lao động.Trước hết các giám đốc xí nghiệp và tập thể lao động chịu trách nhiệm rà soát những hình thức và phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động từ các nơi làm việc, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sắp xếp hợp lý lao động nhằm tận dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ. Trên cơ sở đó rà soát và bổ khuyết các định mức lao động và bậc công việc một cách hợp lý. Đặc biệt phải cùng với công đoàn làm cho các tập thể lao động hiểu rõ và đồng tình để sửa đổi những định mức, bậc công việc và đơn giá xây dựng tuỳ tiện trong 5, 6 năm gần đây mà nay không còn phù hợp. Chú trọng bố trí và phân công hợp lý lao động phụ trợ phục vụ. Thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu tinh giản biên chế hành chính và kết hợp từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ viên chức để xác định lao động quản lý.
Đi đôi với rà soát và bổ sung định mức lao động, phải rà soát và bổ sung cấp bậc công việc cho hợp lý theo đúng mức độ phức tạp của công việc.
c) Những nơi hoặc những bộ phận sản xuất chưa có điều kiện hoặc không có điều kiện làm định mức lao động của sản phẩm thì xây dựng định mức biên chế (số lượng và cấp trình độ của từng chức danh công nhân viên chức) cho từng khâu và toàn đơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Định mức biên chế được xem xét và sửa đổi theo từng thời kỳ lập kế hoạch khi kế hoạch sản xuất kinh doanh có thay đổi lớn.
b) Nguyên tắc xác định mức chi phí tiền lương của sản phẩm xí nghiệp:
1. Phải căn cứ vào những đơn giá trả lương theo sản phẩm và những mức lương trả theo thời gian cho các khâu trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp, trên cơ sở chế độ tiền lương mới; những định mức lao động và cấp bậc công việc hợp lý; đồng thời căn cứ vào những khoản mục tiền lương được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
2. Khi có sự thay đổi về định mức lao động, chế độ tiền lương và các loại phụ cấp lương, điều kiện sản xuất, điều kiện lao động, chất lượng sản phẩm kết cấu sản phẩm, hoặc khi tính giá trị tổng sản lượng hàng hoá mà giá cố định thay đổi thì xác định lại mức chi phí tiền lương của sản phẩm.
c) Phương pháp chủ yếu để tính mức chi phí tiền lương của đơn vị sản phẩm xí nghiệp (V):
Tính mức chi phí tiền lương của sản phẩm bằng tổng cộng tổng đơn giá trả lương theo sản phẩm, tổng số tiền lương trả theo thời gian và tiền lương chức vụ của cán bộ nhân viên quản lý sau khi đã cộng tiếp các hệ số bổ sung nói ở điểm 4 dưới đây vào những hệ số về các loại phụ cấp lương đã tính ở các điểm 1, 2 và 3 dưới đây. Cụ thể như sau:
1. Tính tổng đơn giá trả lương theo sản phẩm ở các nguyên công, công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp có điều kiện trả lương theo sản phẩm (cá nhân hoặc tập thể tổ, đội). Bao gồm các tham số sau đây:
- Mức lương theo cấp bậc công việc (mức lương bình thường hoặc mức lương độc hại, mức lương đặc biệt độc hại tuỳ theo từng công việc được hưởng);
- Định mức lao động (định mức sản lượng, định mức thời gian);
- Hệ số về các loại phụ cấp lương, tuỳ theo từng công việc, từng đối tượng và theo mức độ được hưởng theo quy định của Nhà nước, tính trên lương cấp bậc như phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng; phụ cấp khu vực; phụ cấp độc hại, khó khăn, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp làm đêm; tỷ lệ khuyến khích lương sản phẩm.
2. Tính tổng số tiền lương trả theo thời gian cho công nhân chính và phụ trợ (cá nhân hoặc tập thể tổ, nhóm) ở những khâu còn lại trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp không có điều kiện trả lương theo sản phẩm. Bao gồm các tham số sau đây:
- Mức lương cấp bậc của công nhân xác định ở mỗi khâu công việc;
- Số thời gian làm ở mỗi khâu công việc;
- Hệ số về các loại phụ cấp lương như nói ở điểm 1 trên đây, nhưng tỷ lệ khuyến khích lương sản phẩm chỉ tính ở khâu công việc trả lương theo thời gian cố định mức lao động.
3. Tính tiền lương chức vụ của cán bộ nhân viên quản lý xí nghiệp (và liên hiệp, công ty, liên hợp nếu là sản phẩm ngành). Bao gồm các tham số sau đây:
- Mức lương chức vụ tính bình quân cho tổng số cán bộ nhân viên bộ máy quản lý;
- Định mức lao động quản lý (theo tính toán và đã được duyệt trong định mức lao động của sản phẩm);
- Hệ số về các loại phụ cấp lương như nói ở điểm 1 trên đây, nhưng không tính tỷ lệ khuyến khích lương sản phẩm.
4. Tính tổng số các hệ số bổ sung chung:
a) Hệ số về các loại phụ cấp lương còn lại không tính vào đơn giá trả lương theo sản phẩm cho công nhân, trả tương đối cố định cho một số đối tượng theo thời gian và mức độ được hưởng khác nhau giữa các cá nhân, tính trên cơ sở so sánh tổng số tiền những phụ cấp sau đây với tổng quỹ lương cấp bậc của đơn vị như phụ cấp thâm niên đặc biệt; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút về cơ sở sản xuất, phụ cấp chiến đấu.
b) Hệ số về tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không tham gia sản xuất, công tác nhưng được hửơng theo chế độ, tính trên cơ sở so sánh tổng số tiền lương phải chi cho số người, số ngày được hưởng theo các chế độ lao động hiện hành sau đây với tổng quỹ lương cấp bậc của đơn vị như nghỉ phép năm; nghỉ vì việc riêng; nghỉ lễ; nghỉ cho con bú, làm vệ sinh kinh nguyệt; nghỉ để hội họp, học tập (kể cả đi học ở các trường chính quy do xí nghiệp trả lương); nghỉ để làm công tác xã hội, trực chiến; hoặc được hưởng trợ cấp gồm trợ cấp thôi việc.
c) Hệ số về tiền thưởng từ quỹ lương, tính trên lương cấp bậc, theo tỷ lệ quy định.
d) Hệ số không ổn định sản xuất tính trên cơ sở so sánh thời gian ngừng việc do khách quan (đã trừ thời gian tận dụng) với tổng quỹ thời gian làm việc thực tế.
Hệ số này được xác định chặt chẽ hợp lý căn cứ một phần vào tình hình khách quan phát sinh mấy năm trước, nhưng một phần quan trọng vào điều kiện mới tổ chức lại sản xuất, kể cả đòi hỏi các tổ chức phục vụ sản xuất phải cùng khắc phục hoặc phải bồi thường theo hợp đồng kinh tế.
5. Khi có sự thay đổi tỷ lệ loại phụ cấp nào hoặc có sự bổ sung loại phụ cấp mới nào thì thay đổi hoặc tính thêm trị số hệ số theo quy định.
Đối với những công việc đã có tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước hoặc của ngành, của địa phương đúng với điều kiện thực tế của xí nghiệp thì phải sử dụng để tính toán.
b) Định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm ngành hoặc địa phương (đối với những trường hợp tính được và cần có), do từng ngành hoặc địa phương tổ chức xây dựng. Định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm địa phương chỉ xây dựng đối với những sản phẩm đặc biệt của địa phương chưa có định mức Nhà nước hoặc định mức ngành.
c) Bộ Lao động cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Bộ chủ quản tổ chức xét duyệt định mức lao động và mức chi phí tiền lương của những loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, những loại sản phẩm do Nhà nước quyết định giá và những loại sản phẩm mà Nhà nước còn phải trợ giá.
d) Tuỳ theo sự phân cấp của Bộ chủ quản và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, hàng năm Thủ trưởng Bộ, Tổng cục, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính kinh tế cấp trên trực tiếp của xí nghiệp có sự tham gia ý kiến của những bộ môn chức năng có liên quan trong ngành hoặc địa phương, có nhiệm vụ xét duyệt định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm của các xí nghiệp thuộc quyền.
Định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm ngành phải do Bộ chủ quản hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố xét duyệt.
Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt định mức lao động và mức chi phí tiền lương của sản phẩm phải làm đúng chức năng và trách nhiệm của mình để giúp đỡ xí nghiệp khắc phục những khó khăn trở ngại lớn trong tổ chức lại sản xuất và lao động, hướng dẫn áp dụng những kinh nghiệm thiết thực của các đơn vị tiên tiến trong ngành, trong địa phương; đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng và tính toán của xí nghiệp về các tham số, hệ số, chú trọng bảo đảm tính thống nhất hợp lý giữa các xí nghiệp cùng loại trên cùng địa bàn có cùng điều kiện... trong việc xác định những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần và có thể thống nhất áp dụng chung trong ngành, trong địa phương.
Đối với những sản phẩm có điều kiện sản xuất như nhau, phải quy định mức lao động và mức chi phí tiền lương thống nhất, trước hết trong cùng ngành, cùng địa phương.
2. Định mức lao động và mức chi phí tiền lương đã được xét duyệt đúng quy định ở các cấp, phải báo cáo cho Bộ (Sở) Lao động và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Uỷ ban kế hoạch tỉnh, thành phố) biết. Liên Bộ có trách nhiệm xem xét cân đối chung và cùng với các ngành có liên quan sử dụng những kết quả đó vào chức năng quản lý Nhà nước.
Trên cơ sở quỹ tiền lương của tất cả các xí nghiệp, Nhà nước có căn cứ xác định sát thực tế tổng quỹ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh, giúp cho công tác kế hoạch, thống kê, kế toán và những công tác có liên quan theo yêu cầu quản lý Nhà nước.
b) Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương:
1. Đối với xí nghiệp đã tính được mức chi phí tiền lương của sản phẩm, áp dụng công thức sau đây để tính quỹ lương kế hoạch (QLKH):
n
QLKH = Tổng Vi x QKHi
i=1
Trong đó: Vi = mức chi phí tiền lương của sản phẩm i hoặc mức chi tiền lương trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá i.
QKHi = khối lượng sản phẩm i theo kế hoạch hoặc khối lượng giá trị sản lượng hàng hoá i theo kế hoạch.
2. Đối với xí nghiệp làm định mức biên chế theo quy trình công nghệ và theo khối lượng sản xuất kinh doanh kế hoạch, áp dụng công thức sau để tính quỹ lương kế hoạch:
n
QLKH = Tổng Ndbi x C1 x Voi (1 + Ki)
i=1
Trong đó: Ndbi là số lao động theo định mức biên chế ở bộ phận i.
Ci là số ca làm việc trong năm ở bộ phận i.
Voi là suất lương cấp bậc một ngày của công nhân viên chức biên chế ở bộ phận i.
Ki là hệ số những phụ cấp lương của từng cá nhân được hưởng theo quy định và các hệ số bổ sung tại các tiết b, c, d, điểm 4, mục III Thông tư này.
3. Đối với các hoạt động khác trong xí nghiệp, áp dụng các phương pháp đã hướng dẫn trong chế độ kế hoạch hoá lao động tiền lương để xác định quỹ lương từ đó tổng hợp thành kế hoạch tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp.
Các xí nghiệp làm định mức biên chế xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương và trình cơ quan quản lý hành chính kinh tế cấp trên trực tiếp xét duyệt cùng với kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính.
Mỗi xí nghiệp căn cứ vào khối lượng kế hoạch sản xuất và tiến độ trong năm chia theo tháng, quý, ký hợp đồng với ngân hàng cơ sở phục vụ mình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trung ương để rút tiền ký gửi hoặc vay vốn nhằm trả lương kịp thời cho công nhân viên chức.
b) Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (liên hiệp các xí nghiệp không hạch toán toàn ngành, Bộ chủ quản, Uỷ ban Nhân dân địa phương) có nhiệm vụ xét duyệt kế hoạch quỹ tiền lương cho các xí nghiệp thuộc quyền và tổng hợp kế hoạch quỹ tiền lương của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc quyền chia theo ngành kinh tế quốc dân, gửi cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước để tổng hợp vào kế hoạch Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng. Ở các tỉnh, thành phố, Uỷ ban Kế hoạch là cơ quan chủ trì cùng với các cơ quan tài chính - lao động, và Sở chủ quản giúp Uỷ ban Nhân dân xét duyệt và tổng hợp kế hoạch quỹ tiền lương của các cơ sở trực thuộc.
Các xí nghiệp Trung ương phải gửi kế hoạch quỹ tiền lương cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi cư trú để có căn cứ cân đối tiền hàng theo địa phương và vùng lãnh thổ.
c) Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Bộ chủ quản kiểm tra và xét duyệt quỹ tiền lương (kể cả trường hợp điều chỉnh kế hoạch) của các xí nghiệp trọng điểm của Nhà nước theo danh mục quy định của Hội đồng Bộ trưởng, các xí nghiệp làm định mức biên chế thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân và các xí nghiệp mà Nhà nước còn phải trợ giá.
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng định mức, cấp bậc công việc, mức chi phí tiền lương, quỹ tiền lương do đơn vị mình xây dựng.
Trong phạm vi định mức, mức chi phí tiền lương và quỹ lương đã được duyệt, Thủ trưởng đơn vị bàn bạc với công đoàn và các tập thể lao động để tiếp tục khai thác các nguồn tiềm năng và được trọn quyền tổ chức công tác định mức lao động, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương và khuyến khích vật chất đúng đắn trong nội bộ đơn vị để góp phần hạ giá thành so với kế hoạch, điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận trong đơn vị nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng tiến bộ, bảo đảm tuân thủ các luật lệ của Nhà nước về lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động.
Thủ trưởng đơn vị phải phân công cán bộ chuyên trách trong các bộ môn lao động, kế hoạch, tài vụ lập sổ sách, thống kê chi tiết và rành mạch các khoản chi phí (đặc biệt là ghi rành mạch từng loại phụ cấp, không nhóm gộp chung) trong định mức lao động, mức chi phí tiền lương và quỹ lương để tiện kiểm tra phân tích, đưa dần hạch toán lao động tiền lương vào nề nếp và khi có sự thay đổi về những khoản mục tiền lương, nhất là phụ cấp lương thì bổ sung, điều chỉnh được nhanh chóng, khỏi phải làm lại từ đầu.
2. Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này ngay từ đầu năm 1986. Có thể cụ thể hoá thêm các phương pháp tiến hành cho phù hợp với đặc điểm các loại hình xí nghiệp khác nhau trong ngành, trong địa phương và báo cho liên Bộ cùng biết. Chịu trách nhiệm về việc xét duyệt định mức lao động, mức chi phí tiền lương và quỹ lương của các xí nghiệp thuộc quyền, đồng thời tổng hợp báo cáo với Liên Bộ, phát hiện kịp thời những kinh nghiệm tốt, những mắc mứu khó khăn mới để cùng liên Bộ nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện.
3. Các cơ quan lao động, kế hoạch cấp trên cơ sở phải thường xuyên theo dõi, phân tích hiệu quả của công tác này ở cơ sở, coi trọng cải tiến lề lối làm việc để vừa tôn trọng quyền chủ động sản xuất kinh doanh của cơ sở, vừa làm tốt chức năng quản lý Nhà nước.
Trường hợp cần thiết, trên cơ sở Thông tư này, Bộ Lao động, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn, bổ sung thêm về những điểm cụ thể theo chức năng của mình.
4. Thông tư này áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1986, thay thế những điểm quy định tương ứng trong các văn bản trước đây của các Bộ, ngành và địa phương trái với Thông tư này.
Đào Thiện Thi (Đã ký) | Hoàng Quy (Đã ký) |
Thông tư liên tịch 3-TT/LB năm 1986 về định mức lao động, mức chi phí tiền lương của đơn vị sản phẩm và kế hoạch hoá quỹ tiền lương đối với xí nghiệp do Bộ Lao động - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 3-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 22/02/1986
- Nơi ban hành: Bộ Lao động, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
- Người ký: Đào Thiện Thi, Hoàng Quy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra