Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước";
Căn cứ Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và các nước về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về xử lý nợ của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga ký ngày 13 tháng 9 năm 2000 và công văn số 3663/VPCP-KG ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng kinh phí xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga để đào tạo cán bộ Việt Nam ở nước ngoài;
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, như sau:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, như sau:
1. Bổ sung Điểm d Tiết 3.1 Khoản 3 Phần I như sau:
"d. Chi phí làm hộ chiếu, visa của lưu học sinh: Thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi lưu học sinh được cử đi học đối với chi phí làm visa".
2. Sửa đổi, bổ sung Tiết 2.1 Khoản 2 Mục I Phần II như sau:
"Lưu học sinh bắt đầu nhập học khóa đầu tiên khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng trước chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam."
3. Sửa đổi, bổ sung mức sinh hoạt phí quy định tại Phụ lục số 01 như sau:
Tên nước | Mức SHP toàn phần | Mức cấp bù SHP diện Hiệp định (USD/1LHS/1tháng) | |
| Bằng đồng đôla Mỹ | Bằng đồng EURO |
|
Ấn Độ | 420 |
| 300-420 |
Trung quốc | 420 |
| 293 |
Đài Loan (Trung Quốc) | 420 |
|
|
Căm-pu-chia, Lào | 204 |
| 84 |
Mông Cổ | 204 |
| 144 |
Hàn Quốc, Xin-ga-po | 600 |
|
|
Hồng-kông (Trung Quốc) |
|
|
|
Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a | 360 |
|
|
Ba Lan | 480 |
| 480 |
Bun-ga-ri | 480 |
| 404 |
Hung-ga-ri | 480 |
| 143-403 |
Séc | 480 |
| 84 |
Xlô-va-ki-a | 480 |
| 112 |
Ru-ma-ni | 480 |
| 420 |
U-crai-na, Bê-la-rút | 480 |
| 456 |
Nga | 480 |
| 420 |
Cu-ba | 204 |
| 198 |
Các nước Tây Bắc Âu |
| 888 |
|
Hoa Kỳ, Ca-na-da, Anh, Nhật Bản | 1.200 |
|
|
Úc, Niu Di-lân | 1.032 |
|
|
Ai Cập | 540 |
| 480 |
Ma-rốc, Mô-dăm-bích, Li-bi |
|
| 250 |
Nước học | USD/LHS/năm |
Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) | 300 |
Mông Cổ | 150 |
5. Bổ sung vào Tiết 3.2 Khoản 3 Mục II Phần II như sau:
"Riêng tiền tạm ứng chi phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và sinh hoạt phí (không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí) cho lưu học sinh trước khi đi học thực hiện theo phương thức cấp bằng tiền mặt.
- Trường hợp trong thời gian lưu học sinh về công tác hoặc nghỉ hè ở Việt Nam, nếu lưu học sinh có đơn đề nghị xin được cấp tiền sinh hoạt phí bằng tiền mặt theo chế độ được hưởng thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo làm thủ tục cấp phát tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh. Số tiền sinh hoạt phí đã cấp phát tại Việt Nam sẽ được giảm trừ tương ứng trong tổng số kinh phí tiền sinh hoạt phí của lưu học sinh theo chế độ quy định.
Căn cứ vào đơn đề nghị của lưu học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ chi trả tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm theo dõi, quản lý tiền sinh hoạt phí cấp cho lưu học sinh đảm bảo không cấp trùng 2 lần tiền sinh hoạt phí. "
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2011. Các quy định trước đây trái với Thông tư này bị bãi bỏ. Những nội dung khác quy định tại Thông tư số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 ngày 12 tháng 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, mọi vướng mắc của lưu học sinh, đề nghị phản ánh về Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: | |
- 1Thông tư 24/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 55/2020/TT-BTC hướng dẫn về quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3Dự thảo Thông tư hướng dẫn chi trả kinh phí tại Việt Nam thực hiện đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 322/2000/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 356/2005/QĐ-TTg điều chỉnh Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Quyết định 77/2001/QĐ-TTg về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Thông tư 24/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 55/2020/TT-BTC hướng dẫn về quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 7Dự thảo Thông tư hướng dẫn chi trả kinh phí tại Việt Nam thực hiện đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG sửa đổi Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành
- Số hiệu: 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 15/12/2010
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính
- Người ký: Trương Chí Trung, Bùi Văn Ga, Bùi Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 69 đến số 70
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra