BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/1998/TTLT-TCCP-BVCSTEVN | Hà Nội , ngày 07 tháng 1 năm 1998 |
Căn cứ Nghị định số 118/CP ngày 7/9/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sọc trẻ em Việt Nam; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (TCCP) và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (BV&CSTE) Việt Nam hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban BV&CSTE ở địa phương; Tổ chức Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương như sau:
1- Chức năng:
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát thực hiện kế hoạch bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở tỉnh; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp để thực hiện việc bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em; Uỷ ban BV&CSTE tỉnh chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam.
2- NHiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Chủ trì việc phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương để xây dựng kế hoạch 5 năm, chương trình hành động, các dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam xét duyệt. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình hành động đó sau khi được phê duyệt.
2.2. Chủ trì phối hợp các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội ở địa phương trong việc thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thanh tra, kiểm tra các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, luật pháp có liên quan đến trẻ em. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động của Uỷ ban BV&CSTE cấp dưới.
2.4. Quản lý một số chương trình dự án (Mô hình điểm) của tỉnh, quốc gia và Quốc tế cho mục tiêu vì trẻ em theo phân công của UBND tỉnh.
2.5. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở địa phương.
2.6. Tổ chức vận động, xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp dưới.
2.7. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh (ngoài phần tài chính do chương trình quốc gia cấp hàng năm) nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chương trình, mục tiêu vì trẻ em của tỉnh đã được phê duyệt.
2.8. Tổ chức phối hợp với Cục thống kê và các Sở, Ban, ngành của tỉnh thu thập xử lý thông tin về trẻ em. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo thường xuyên và kịp thời cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam.
3- Tổ chức bộ máy của Uỷ ban BV&CSTE tỉnh:
3.1. Thành phần Uỷ ban BV&CSTE tỉnh gồm có:
- Chủ nhiệm Uỷ ban: Do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân kiêm nhiệm. Tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương nếu có đủ điều kiện thì bố trí Chủ nhiệm chuyên trách.
- Một Phó chủ nhiệm chuyên trách;
- Bốn Phó chủ nhiệm kiêm nhiệm là đại diện lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Hội LHPN và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Các Uỷ viên kiêm nhiệm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định dựa theo Điều 3 Nghị định 118/CP ngày 7/9/1994 của Chính phủ.
Chủ nhiệm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi đã thoả thuận với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam. Phó chủ nhiệm chuyên trách do Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban BV&CSTE tỉnh.
Các Phó chủ nhiệm kiêm nhiệm và Uỷ viên kiêm nhệm do lãnh đạo các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội là thành viên của Uỷ ban BV&CSTE tỉnh cử, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn.
3.2. Cơ quan chuyên trách của Uỷ ban BV&CSTE tỉnh:
Căn cứ vào khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện cụ thể ở địa phương Chủ nhiệm xây dựng đề án tổ chức, biên chế, bảo đảm tinh gọn và quy chế làm việc của Uỷ ban trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Biên chế của cơ quan chuyên trách Uỷ ban BV&CSTE được tính trong tổng biên chế Nhà nước giao cho tỉnh.
1- Chức năng:
Uỷ ban BV&CSTE huyện là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, chịu trách nhiệm trước UBND huyện tổ chức việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chương trình hành động vì trẻ em và các chủ trương, chính sách, luật pháp khác liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở phạm vi huyện. Uỷ ban BV&CSTE huyện chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của UBND huyện và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban BV&CSTE tỉnh.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban BV&CSTE huyện:
2.1/ Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch tổng hợp 5 năm và hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và Uỷ ban BV&CSTE tỉnh tổng hợp. Đồng thời phối hợp với để tổ chức việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt đó.
2.2/ Chủ trì phối hợp các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các luật pháp, chính sách liên quan đến trẻ em, chương trình hành động quốc gia và chương trình hành động vì trẻ em của địa phương.
2.3/ Phối hợp các cơ quan chức năng của huyện giám sát, kiểm tra các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương trong việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học; các chủ trương, chính sách, luật pháp khác liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phạm vi huyện. Giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện các chương trình mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các xã trong huyện.
2.4/ Tổ chức phối hợp thực hiện một số chương trình dự án cho mục tiêu vì trẻ em khi được UBND huyện phân công.
2.5/ Tổ chức xây dựng, quản lý Quỹ bảo trợ trẻ em huyện; hướng dẫn việc xây dựng và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã theo quy định của Nhà nước.
2.6/ Phối hợp với phòng Kế hoạch, Tài chính xây dựng kế hoạch tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em huyện (ngoài phần tài chính do chương trình quốc gia và chương trình của tỉnh) để thực hiện chương trình mục tiêu về trẻ em hàng năm của huyện đã đề ra.
2.7/ Phối hợp với cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội thu thập thông tin về trẻ em và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban BV&CSTE cấp trên.
3- Tổ chức bộ máy của Uỷ ban BV&CSTE huyện:
3.1/ Thành phần Uỷ ban BV&CSTE huyện gồm có: Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và các Uỷ viên.
- Chủ nhiệm Uỷ ban: Do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện kiêm nhiệm.
- Có hai Phó chủ nhiệm kiêm nhiệm là đồng chí lãnh đạo trong số các ngành giáo dục, Y tế, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện do Chủ tịch UBND huyện quy định.
- Cơ cấu các Uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban BV&CSTE huyện được vận dụng theo Điều 3 Nghị định 118/CP ngày 7/9/1994 của Chính phủ và tình hình đặc điểm cụ thể của địa phương, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.
Chủ nhiệm Uỷ ban BV&CSTE huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thoả thuận với Chủ nhiệm Uỷ ban BV&CSTE tỉnh. Phó chủ nhiệm và Uỷ viên kiêm nhiệm do lãnh đạo các ngành, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cử, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩn.
3.2/ Giúp việc Chủ nhiệm Uỷ ban BV&CSTE huyện có một chuyên viên chuyên trách cho việc này, nếu đủ điều kiện có thể bố trí làm Phó chủ nhiệm do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm đặt tại Văn phòng UBND huyện.
1- Chức năng:
Ban BV&CSTE xã có trách nhiệm giúp đỡ Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em và các chủ trương, chính sách, luật pháp khác liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; điều hoà phố hợp các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội thực hiện chương trình hành động vì trẻ em trong phạm vi xã; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Uỷ ban BV&CSTE cấp trên về chuyên môn nghiệp vụ.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban BV&CSTE xã:
2.1/ Xây dựng chương trình hành động và kế hoạch hàng năm về công tác Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em trình Uỷ ban nhân dân xã duyệt và gửi Uỷ ban BV&CSTE huyện; đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt đó.
2.2/ Chủ trì phối hợp các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội tuyên truyền các chủ trương, luật pháp, chính sách; Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Chương trình hành động vì trẻ em đển từng gia đình, từng người dân.
2.3/ Tổ chức phối hợp các ngành trong xã để thực hiện các chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách chế độ của Nhà nước về công tác BV&CSTE; đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách đó ở địa phương.
2.4/ Tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án cho mục tiêu vì trẻ em (nếu có); Xây dựng và quản lý việc sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo trợ trẻ em và các nguồn kinh phí khác giành cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở xã.
2.5/ Theo hướng dẫn của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp trên xây dựng và tổ chức hoạt động mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên ở các địa bàn dân cư (thôn, xóm, bản, tổ nhân dân).
2.6/ Tổ chức thu thập thông tin về trẻ em, thực hiện thông tin báo cáo thường xuyên tình hình công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho Uỷ ban BV&CSTE huyện.
3- Thành phần Ban BV&CSTE xã gồm có:
- Trưởng Ban: do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã kiêm nhiệm.
- Giúp việc Trưởng ban có một cán bộ do Chủ tịch UBND xã phân công kiêm nhiệm trong số cán bộ của xã đã được Chính phủ quy định tại Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ.
- Uỷ viên kiêm nhiệm là đại diện một số tổ chức và cá nhân có uy tín, khả năng và điều kiện tham gia công tác trẻ em ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định.
- Ở các cụm dân cư (thôn, xóm, bản, tổ nhân dân) có các cộng tác viên, tình nguyện tham gia làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
IV. CÔNG TÁC BV&CSTE TRẺ EM Ở CÁC BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI,TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở TRUNG ƯƠNG
1- Tại điểm a Điều 6 Nghị định 118/CP ngày 7/9/1994 quy định một số Bộ có nhiều hoạt động liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm giúp đồng chí Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về trẻ em.
Cán bộ chuyên trách làm công tác BVCS&GD trẻ em của các Bộ, ngành nêu trên do Bộ trưởng phân công trong tổng biên chế quản lý nhà nước của Bộ.
2- Ngoài các cơ quan trên, ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các cơ quan khác, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội là thành viên Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam, cần phân công cán bộ kiêm nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan theo dõi công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Căn cứ Thông tư hướng dẫn này, Ban Tổ chức chính quyền, Uỷ ban BV&CSTE các tỉnh, thành nghiên cứu, tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có chủ trương và kế hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Uỷ ban BV&CSTE ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc cần phản ảnh về Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và Uỷ ban BV&CSTE Việt Nam để xem xét, nghiên cứu giải quyết.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) | Trần Thị Thanh Thanh (Đã ký) |
Thông tư liên tịch 13/1998/TTLT-TCCP-BVCSTEVN hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở địa phương; Tổ chức Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương do Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ; Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 13/1998/TTLT-TCCP-BVCSTEVN
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 07/01/1998
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Người ký: Đỗ Quang Trung, Trần Thị Thanh Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 22/01/1998
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định