Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ | Hà Nội , ngày 15 tháng 1 năm 1998 |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số 1150/CP-KTTH ngày 28/9/1998, số 6430/KTTH ngày 15/12/1997 của Chính phủ về việc xử lý truy thu thuế xuất nhập khẩu và xử lý nợ đọng thuế xuất nhập khẩu; Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể như sau:
I - XỬ LÝ TRUY THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU:
1- Đối với các trường hợp do sai phạm của doanh nghiệp (kể cả các trường hợp đã được cơ quan Hải quan kiểm hoá hàng xuất nhập khẩu, tính thuế, thu thuế, doanh nghiệp đã bán hết hàng, đã quyết toán lãi, lỗ...), thì cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu phải truy thu đủ số tiền thuế và phạt theo quy định hiện hành của Pháp luật. Cụ thể như sau:
- Có hành vi khai báo gian lận về giá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai sai tên mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai sai số lượng, chủng loại, phẩm cấp, xuất xứ...của hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Không cung cấp đầy đủ hồ sơ có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm cơ sở cho cơ quan Hải quan kiểm hoá hoặc tính thuế.
- Các sai phạm khác của doanh nghiệp dẫn đến bị truy thu thuế.
- Tổng cục Hải quan chỉ đạo cục Hải quan các địa phương kiểm tra từng trường hợp cụ thể, phân tích rõ nguyên nhân phải truy thu và tổng hợp toàn bộ hồ sơ có liên quan báo cáo gửi Tổng cục Hải quan.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra và báo cáo của Cục Hải quan các địa phương, Tổng cục Hải quan tổng hợp, có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể.
Cán bộ, nhân viên Hải quan có vi phạm làm thất thu cho Ngân sách nhà nước thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của Pháp luật
II- XỬ LÝ NỢ ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Các khoản nợ thuế xuất nhập khẩu của các tờ khai đăng ký và thông báo thuế của cơ quan Hải quan trước ngày 15/10/1998 được xử lý như sau:
1. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng còn nợ thuế xuất nhập khẩu thì cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp có nợ thuế yêu cầu doanh nghiệp đến làm thủ tục đối chiếu, xác nhận số nợ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp giải thể sáp nhập vào doanh nghiệp khác; doanh nghiệp được tách thành nhiều doanh nghiệp mới thì cơ quan tiếp nhận doanh nghiệp sáp nhập hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp được chia tách phải làm thủ tục đối chiếu, xác nhận số thuế xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Đối với các trường hợp doanh nghiệp được tách ra thành nhiều doanh nghiệp mới, thì trong bản đối chiếu phải ghi rõ tên các doanh nghiệp sau khi chia tách chịu trách nhiệm nộp số nợ cũ và mức nộp cụ thể theo từng tờ khai hàng xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp). Trên cơ sở bản đối chiếu, xác nhận nợ, cơ quan Hải quan đôn đốc doanh nghiệp nộp số nợ thuế vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
Đối với các doanh nghiệp có nợ thuế nhưng do những nguyên nhân khách quan đã được Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép giãn nợ hoặc khoanh nợ, đã hết thời hạn được giãn nợ, khoanh nợ thì doanh nghiệp cũng phải đối chiếu số còn thiếu , còn nợ và nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng chế độ quy định.
Mọi trường hợp không nộp thuế theo đúng chế độ quy định đều bị cưỡng chế thi hành theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Đối với các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản không còn hoạt động thì cơ quan cấp trên, cơ quan ra quyết định giải thể doanh nghiệp chỉ đạo Ban thanh lý giải thể doanh nghiệp hoặc Tổ thanh toán tài sản (đối với doanh nghiệp phá sản) thực hiện việc thanh toán các khoản công nợ của doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 39 Luật phá sản Doanh nghiệp ngày 30/12/1993 và điểm 6, mục III Thông tư số 25 TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ trả nợ thuế xuất nhập khẩu thì Cục Hải quan địa phương kết hợp với Ban thanh lý giải thể doanh nghiệp, Cục Quản lý vốn và Tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, kiểm tra và có văn bản (kèm theo hồ sơ) gửi Tổng cục Hải quan trước ngày 31/3/1999 để Tổng cục Hải quan có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng có khoản nợ thuế xuất nhập khẩu không có khả năng thu hồi do nguyên nhân bất khả kháng thì Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với các doanh nghiệp địa phương) hoặc Bộ chủ quản (đối với các doanh nghiệp trung ương) kiểm tra cụ thể đối với từng trường hợp, có văn bản (kèm hồ sơ) gửi Tổng cục Hải quan trước ngày 31/3/1999 để Tổng cục Hải quan có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với những doanh nghiệp còn nợ thuế của các lô hàng nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp khác được xử lý như sau:
3.1 Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế của các lô hàng nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp khác sẽ được cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp còn nợ thuế làm thủ tục chuyển số nợ thuế sang doanh nghiệp có hàng đưa uỷ thác xuất nhập khẩu để theo dõi đôn đốc thu nợ thuế, với điều kiện có Biên bản xác nhận nợ thuế giữa hai doanh nghiệp theo từng tờ khai hàng xuất nhập khẩu uỷ thác và doanh nghiệp có hàng đưa uỷ thác xuất nhập khẩu phải là doanh nghiệp được phép hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp.
Doanh nghiệp có hàng đưa uỷ thác xuất nhập khẩu cũng phải thực hiện nộp thuế và sẽ bị cưỡng chế nếu vi phạm, theo quy định tại mục 1, phần II Thông tư này.
3.2 Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế của các lô hàng nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp khác, mà doanh nghiệp đưa uỷ thác xuất nhập khẩu đã bị giải thể, phá sản và giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đưa uỷ thác không đủ để trả nợ thuế cho các lô hàng uỷ thác xuất nhập khẩu thì được xử lý theo quy định tại mục 2, phần II Thông tư này.
4. Đối với số nợ thuế của các lô hàng tạm nhập, tái xuất; nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã thực tái xuất hàng ngoài thời hạn nộp thuế cho phép thì cơ quan Hải quan xử lý xoá nợ thuế tương ứng với số lượng hàng hoá đã tái xuất. Thủ tục để xem xét xoá nợ thuế thực hiện theo quy định về thủ tục không thu thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã thực tái xuất trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
Đến hết ngày 15/10/1998 nếu doanh nghiệp đã nộp xong tiền thuế nợ đọng quá hạn cho từng tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp được miễn phạt chậm nộp tương ứng với số tiền thuế đã nộp cho từng tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu đó.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn Cục Hải quan các địa phương giải quyết thủ tục miễn phạt theo quy định trên và tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công cho nước ngoài theo hợp đồng đã ký (Trừ trường hợp đã xuất khẩu hết sản phẩm theo hợp đồng, hết thời hạn thanh lý hợp đồng và cơ quan Hải quan đã đôn đốc nhưng doanh nghiệp không đến làm thủ tục thanh khoản thuế); kinh doanh hàng tạm nhập - tái xuất; chuyển khẩu.
- Doanh nghiệp nợ đọng thuế (kể cả số nợ thuế phải truy thu) đã đăng ký kế hoạch nộp hết số nợ thuế (thời hạn nộp hết thuế nợ đọng trước ngày 31/12/1998. Đối với doanh nghiệp có số nợ thuế lớn trên 2 tỷ đồng thì thời hạn tối đa không quá ngày 30/6/1999) theo từng tháng với cơ quan Hải quan, nơi doanh nghiệp còn nợ thuế và thực hiện đúng kế hoạch trả nợ thuế đã đăng ký.
2. Trong quá trình thực hiện xử lý truy thu thuế xuất nhập khẩu và nợ đọng thuế xuất nhập khẩu , nếu phát hiện doanh nghiệp nào cố tình chây ỳ, hoặc có hành động gây cản trở đối với lực lượng làm nhiệm vụ nhằm mục đích chiếm dụng tiền thuế của Ngân sách nhà nước thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố lập hồ sơ báo cáo về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuỳ theo mức độ vi phạm của các doanh nghiệp này mà đề nghị phải bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Việc xử lý nợ đọng, truy thu và phạt chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu cũng được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trái với tinh thần Thông tư này đều bãi bỏ.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các địa phương thực hiện thống nhất nội dung quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ảnh về Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để nghiên cứu xử lý kịp thời.
Nguyễn Văn Cầm (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
- 1Công văn số 3893/TCHQ-KTTT ngày 19/08/2004 của Tổng cục Hải quan về việc hồ sơ, thủ tục xử lý thuế truy thu theo Điểm 2 Mục I Thông tư số 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ ngày 15/1/1999
- 2Công văn số 4696/TCHQ-KTTT ngày 29/09/2004 của Tổng cục Hải quan về việc thuế nhập khẩu đối với mặt hàng bóng hơi, phao bơi, đệm hơi theo Thông tư số 06/1999/TTLB-TC-TCHQ
- 3Công văn số 4695/TCHQ-KTTT ngày 29/09/2004 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý thuế nhập khẩu đối với ,mặt hàng gia công giấy in theo Thông tư 06/1999/TTLB-TC-TCHQ
- 4Thông tư 25-TC/TCDN-1997 hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn về việc hướng dẫn xử lý nợ đọng, truy thu thuế theo Thông tư liên tịch số 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ ngày 15/1/1999
- 6Công văn về việc hướng dẫn xử phạt chậm nộp
- 7Công văn số 4244 TC/TCT về việc chưa thực hiện cưỡng chế đối với một số hàng hoá nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ hướng dẫn xử lý nợ đọng, truy thu và phạt chậm nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 15/01/1999
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Văn Cầm, Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra