Điều 10 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
1. Tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia bắt buộc gồm Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án.
Đương sự, bị hại; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có) tham gia tại điểm cầu trung tâm nếu họ lựa chọn hoặc Tòa án triệu tập.
Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tại điểm cầu thành phần:
a) Đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần được đặt tại cơ sở giam giữ thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, người bào chữa; người phiên dịch, cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có). Trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp pháp của họ tham gia tại điểm cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu trung tâm.
Trường hợp điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nơi đặt điểm cầu thành phần hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có); cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp (nếu thấy cần thiết);
b) Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì thành phần tham gia gồm: người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
3. Đối với vụ án có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận.
Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự không thể tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí. Điểm cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này.
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý.
Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 15/12/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Du, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Duy Ngọc, Nguyễn Huy Tiến, Lê Huy Vịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 89 đến số 90
- Ngày hiệu lực: 01/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Từ ngữ được sử dụng trong Thông tư liên tịch
- Điều 3. Xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến
- Điều 4. Yêu cầu đối với các điểm cầu
- Điều 5. Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ
- Điều 6. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
- Điều 8. Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
- Điều 9. Triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến