- 1Nghị định 43/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Công an nhân dân
- 2Quyết định 44/1997/LĐTBXH-QĐ ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Thông tư 09/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 1Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 2Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 3Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ CÔNG AN - BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV | Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 59/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, hy sinh, từ trần quy định tại Nghị định số 43/2007/NĐ-CP ngày 26/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2010/NĐ-CP);
Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hưởng lương hy sinh, từ trần; quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hưởng lương nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Điều 2. Căn cứ tính hưởng chế độ
1. Tiền lương tính hưởng chế độ
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm sĩ quan Công an nhân dân hưởng chế độ hưu trí.
b) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hy sinh, từ trần, nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
c) Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng trợ cấp một lần quy định tại điểm a, điểm b khoản này là tiền lương theo cấp bậc hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) của sĩ quan, hạ sĩ quan.
2. Thời gian tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch này là tổng thời gian công tác trong Công an nhân dân (bao gồm thời gian là sĩ quan, hạ sĩ quan, học viên học tại các trường Công an nhân dân hoặc gửi học ở các trường ngoài Công an nhân dân do Công an nhân dân trả lương hoặc sinh hoạt phí, công nhân, viên chức Công an nhân dân) và thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội hoặc được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào Công an nhân dân.
b) Thời gian công tác được tính quy đổi để hưởng trợ cấp một lần quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch này là thời gian công tác trong Công an nhân dân được tính phụ cấp thâm niên nghề (theo quy định của Bộ Công an) của sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, có tham gia trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù.
c) Thời gian công tác nêu tại điểm a, điểm b khoản này nếu đứt quãng mà chưa được hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.
3. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 3 tháng không được tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính bằng 1/2 năm, từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 1 năm.
1. Sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu (đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng) trước hạn tuổi phục vụ cao nhất do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền được thực hiện chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
2. Hạn tuổi để tính hưởng chế độ trợ cấp khi sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất được xác định theo cấp bậc hàm của sĩ quan tại Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 43/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân, cụ thể như sau:
Cấp úy: nam 50, nữ 50;
Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
Thượng tá: nam 58, nữ 55;
Đại tá, cấp tướng: nam 60, nữ 55.
Khi Nhà nước có quy định mới về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân thì thực hiện theo quy định mới.
Tuổi để xác định sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi so với hạn tuổi phục vụ cao nhất theo quy định ít nhất phải đủ một năm (12 tháng) và được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi sĩ quan hưởng lương hưu hàng tháng. Đối với trường hợp trong các loại hồ sơ không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ xác định được năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm sinh của sĩ quan để làm căn cứ tính tuổi nghỉ hưu.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn T, Thiếu tá, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1959, vào Công an nhân dân ngày 01 tháng 9 năm 1977, được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ công tác hưởng lương hưu hàng tháng từ ngày 01 tháng 8 năm 2010. Đồng chí T hưởng lương hưu hàng tháng khi 51 tuổi 3 tháng. Theo quy định, đồng chí T được trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất là 55 tuổi - 51 tuổi 3 tháng = 3 năm 9 tháng.
Ví dụ 2: Đồng chí Trần Văn A, Trung tá, sinh ngày 03 tháng 7 năm 1956, vào Công an nhân dân ngày 01 tháng 9 năm 1975, được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ công tác hưởng lương hưu hàng tháng từ ngày 01 tháng 12 năm 2010. Đồng chí A hưởng lương hưu hàng tháng khi 54 tuổi 4 tháng. Đồng chí A không được hưởng trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất vì đồng chí A hưởng lương hưu trước 55 tuổi có 08 tháng (chưa đủ 01 năm).
3. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất còn được hưởng các khoản trợ cấp một lần như sau:
a) Bằng 03 (ba) tháng mức bình quân tiền lương tháng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước hạn tuổi, theo công thức sau:
Mức trợ cấp theo số năm trước hạn tuổi | = | Số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất | x 03 tháng x | Mức bình quân tiền lương tháng của 60 tháng trước khi nghỉ hưu |
b) Bằng 05 (năm) tháng mức bình quân tiền lương tháng cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm được trợ cấp 1/2 tháng. Theo công thức sau:
Mức trợ cấp theo số năm công tác | = | 05 tháng +[(tổng số năm công tác - 20 năm) x 1/2 tháng] | x | Mức bình quân tiền lương tháng của 60 tháng trước khi nghỉ hưu |
Ví dụ 3 : Trường hợp đồng chí Thiếu tá Nguyễn Văn T nêu tại ví dụ 1, có 32 năm 11 tháng công tác trong Công an nhân dân được làm tròn để tính hưởng trợ cấp là 33 năm, số năm nghỉ hưu trước hạn tuổi là 3 năm 9 tháng được làm tròn để tính hưởng trợ cấp là 4 năm, mức bình quân tiền lương tháng của 5 năm cuối trước khi nghỉ là 5.081.600 đồng. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành, đồng chí T còn được hưởng:
- Trợ cấp theo số năm nghỉ trước hạn tuổi phục vụ cao nhất
4 năm x 3 tháng x 5.081.600 đồng = 60.979.200 đồng
- Trợ cấp theo số năm công tác:
[5 tháng + (33-20) x 1/2] x 5.081.600 đồng = 58.438.400 đồng
Tổng số tiền trợ cấp đồng chí T được hưởng là:
60.979.200 đồng + 58.438.400 đồng = 119.417.600 đồng.
4. Sĩ quan Công an nhân dân xin nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ cao nhất do nhu cầu cá nhân trong khi đơn vị vẫn có nhu cầu bố trí, sử dụng; sĩ quan Công an nhân dân do vi phạm kỷ luật phải nghỉ việc trước hạn tuổi phục vụ cao nhất không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Điều 4. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hưởng lương hy sinh, từ trần
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang công tác hy sinh được cấp có thẩm quyền công nhận là liệt sỹ thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan được hưởng:
a) Chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Chế độ trợ cấp một lần theo số năm công tác: Cứ mỗi năm công tác được tính bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của sĩ quan, hạ sĩ quan trước khi hy sinh.
c) Chế độ trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch này.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang công tác từ trần thì thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan được hưởng
a) Chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Chế độ trợ cấp một lần theo số năm công tác: Cứ mỗi năm công tác được tính bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của sĩ quan, hạ sĩ quan trước khi từ trần.
c) Chế độ trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch này.
3. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hy sinh, từ trần được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều này bao gồm: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người mà trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hy sinh, từ trần nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ví dụ 4: Đồng chí Nguyễn Văn D, Đại úy, thời gian công tác trong Công an nhân dân là 12 năm 05 tháng (được tính thâm niên nghề 12%), hy sinh ngày 23 tháng 8 năm 2010, được công nhận là liệt sỹ. Tiền lương tháng hiện hưởng tại thời điểm tháng 8 năm 2010 của đồng chí Nguyễn Văn D là:
- Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 8 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng
- Lương cấp bậc hàm Đại úy (hệ số 5,40): 5,40 x 730.000đ = 3.942.000 đồng
- Phụ cấp thâm niên nghề (12%): 3.942.000 đồng x 12 % = 473.040 đồng
Tổng số: 4.415.040 đồng/tháng
Ngoài chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành, thân nhân của đồng chí Nguyễn Văn D còn được hưởng trợ cấp theo số năm công tác. Thời gian công tác trong Công an nhân dân của đồng chí D là 12 năm 05 tháng được làm tròn để tính hưởng trợ cấp là 12,5 năm:
4.415.040 đồng x 12,5 năm = 55.188.000 đồng
4. Không thực hiện chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân từ trần do tự tử, tự sát hoặc từ trần do vi phạm điều lệnh nội vụ của lực lượng Công an nhân dân, pháp luật của nhà nước.
1. Điều kiện, mức quy đổi về tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ (thôi việc), nghỉ theo chế độ bệnh binh; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang công tác hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Thời gian được quy đổi theo mức 1 năm bằng 1 năm 6 tháng (tăng thêm 06 tháng) đối với sĩ quan, hạ sĩ quan:
Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp từ ngày 22 tháng 12 năm 1944 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; ở chiến trường miền Nam, Lào từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; ở chiến trường Campuchia từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989; trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc từ ngày 05 tháng 8 năm 1964 đến ngày 27 tháng 01 năm 1973 (trừ trường hợp đi học tập, chữa bệnh và công tác ở nước ngoài);
Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1978; ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến tháng 12 năm 1988. Địa bàn biên giới trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tính quy đổi theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này là huyện có đường biên giới với Campuchia (Tây Nam), Trung Quốc (phía Bắc);
Làm nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ đặc biệt ở Lào, Campuchia qua các thời kỳ (trừ trường hợp được cử đi học, đi theo chế độ ngoại giao hoặc đi làm kinh tế).
b) Thời gian được quy đổi theo mức 1 năm bằng 1 năm 4 tháng (tăng thêm 04 tháng) đối với sĩ quan, hạ sĩ quan:
Công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt;
Làm nghề, công việc đặc thù được xếp lao động đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, loại VI) theo quy định tại Quyết định số 44/LĐTBXH-QĐ ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc lực lượng Công an nhân dân.
c) Thời gian được quy đổi theo mức 1 năm bằng 1 năm 02 tháng (tăng thêm 02 tháng) đối với sĩ quan, hạ sĩ quan:
Công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
Làm nghề, công việc đặc thù được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) theo quy định tại Quyết định số 44/LĐTBXH-QĐ ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
d) Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có thời gian phục vụ trong Quân đội nhân dân thì thời gian phục vụ trong Quân đội được tính quy đổi theo những quy định về chế độ, chính sách đối với sĩ quan Quân đội thôi phục vụ tại ngũ.
đ) Khi Nhà nước có quy định sửa đổi, bổ sung về địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100%, về địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên, về danh mục nghề, công việc được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, loại VI) và nghề, công việc được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) thì thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung.
2. Cách tính quy đổi
a) Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu có đủ 2 hoặc 3 điều kiện nêu trên thì chỉ được hưởng theo mức quy đổi cao nhất; thời gian công tác được quy đổi đứt quãng thì được cộng dồn để tính hưởng trợ cấp.
b) Thời gian công tác ở địa bàn trước đây chưa được quy định mà nay quy định mức phụ cấp đặc biệt 100% hoặc phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì thời gian công tác ở địa bàn đó được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Thời gian công tác ở địa bàn trước đây được quy định mức phụ cấp đặc biệt 100% hoặc phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (được quy đổi) mà sau đó quy định mức phụ cấp đặc biệt dưới 100% hoặc phụ cấp khu vực dưới hệ số 0,7 (không được quy đổi) thì thời gian công tác trước đó ở địa bàn nói trên đến ngày có quy định mới được tính là thời gian công tác được quy đổi để tính hưởng trợ cấp.
c) Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc nhưng trước đây chưa xếp loại, sau đó nghề hoặc công việc đó được xếp loại IV trở lên thì thời gian làm nghề hoặc công việc này được tính loại IV trở lên từ khi bắt đầu làm nghề hoặc công việc đó để quy đổi tính hưởng trợ cấp.
Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà trước đây được xếp loại thấp hơn, sau đó nghề hoặc công việc đó được xếp loại cao hơn thì được tính thời gian theo loại cao hơn kể từ khi bắt đầu vào làm nghề hoặc công việc đó để quy đổi tính hưởng trợ cấp.
Thời gian công tác làm nghề hoặc công việc mà trước đây được xếp loại cao hơn, sau đó nghề hoặc công việc đó xếp loại thấp hơn thì được tính thời gian làm nghề hoặc công việc theo loại cao hơn đã xếp từ khi làm nghề hoặc công việc đó đến trước ngày liền kề quyết định mới có hiệu lực, sau đó tính theo loại mới thấp hơn đã được quy định tại quyết định mới để quy đổi thời gian tính hưởng trợ cấp.
3. Trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi: Cứ mỗi năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này.
Ví dụ 5: Đồng chí Trần Văn H, Thượng tá, nghỉ hưu tháng 8 năm 2010 thời gian công tác thực tế là 35 năm 08 tháng. Trong đó có 04 năm là bộ đội tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và biên giới Tây Nam (từ tháng 01 năm 1975 đến tháng 12 năm 1978); từ tháng 01 năm 1979 chuyển ngành sang Công an nhân dân, có 10 năm là trinh sát hình sự. Tính quy đổi thời gian của đồng chí H như sau:
04 năm tham gia chiến đấu ở miền Nam và biên giới Tây Nam thì thời gian tăng thêm do quy đổi (mức 1 năm bằng 1 năm 6 tháng) để tính hưởng trợ cấp là: 4 năm x 6 tháng = 24 tháng.
10 năm làm trinh sát hình sự là lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (được xếp lao động loại V theo Quyết định số 44/LĐTBXH-QĐ ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), thì thời gian tăng thêm do quy đổi (mức 1 năm bằng 1 năm 4 tháng) để tính hưởng trợ cấp là: 10 năm x 4 tháng = 40 tháng.
Tổng thời gian tăng thêm do quy đổi để tính hưởng trợ cấp của đồng chí H là: 24 tháng + 40 tháng = 64 tháng = 5 năm 4 tháng, được làm tròn để tính trợ cấp là 5,5 năm.
Trợ cấp 1 lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi của đồng chí H khi nghỉ hưu là:
- Tiền lương hưởng tại thời điểm tháng 7 năm 2010 trước khi nghỉ hưu (mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng/tháng, hệ số lương của cấp hàm Thượng tá là 7,3):
730.000 đồng/tháng x 7,3 + (730.000 đồng/tháng x 7,3 x 35%) = 7.194.150 đồng/tháng.
- Trợ cấp 1 lần: 7.194.150 đồng/tháng x 5,5 năm = 39.567.825 đồng.
Điều 6. Kinh phí đảm bảo thực hiện
Kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 7. Hồ sơ và thẩm quyền giải quyết chế độ
1. Hồ sơ giải quyết chế độ đối với sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hưởng lương hy sinh, từ trần, thôi phục vụ trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này thì ngoài hồ sơ theo quy định nêu trên còn có Phiếu thanh toán chế độ trợ cấp (mẫu kèm theo Thông tư Liên tịch này). Cơ quan chính sách (hoặc cơ quan Tổ chức cán bộ) của các đơn vị đầu mối thuộc Bộ Công an lập phiếu thanh toán chế độ trợ cấp trình thủ trưởng đơn vị duyệt và chuyển cơ quan tài chính nơi quản lý, cấp phát tiền lương chi trả cho đối tượng được hưởng.
2. Thẩm quyền ra quyết định giải quyết chế độ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch này thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ liên quan
1. Bộ Công an
Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm:
a) Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân
Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện;
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Công an nhân dân theo dõi, kiểm tra, giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này, báo cáo Bộ Công an theo quy định.
b) Cục Tài chính
Lập dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an duyệt;
Hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương lập dự toán, tổ chức cấp phát kinh phí thực hiện và thanh quyết toán theo đúng quy định.
Phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chỉ đạo, kiểm tra và giải quyết vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này.
c) Công an các đơn vị, địa phương
Lập dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện các chế độ trợ cấp cho đối tượng được hưởng thuộc đơn vị, địa phương theo quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Tài chính).
Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này đến sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chế độ, chính sách trong đơn vị đảm bảo chính xác, chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định.
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ
Phối hợp với Bộ Công an tổ chức triển khai, hướng dẫn kiểm tra định kỳ, đột xuất, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này.
3. Bộ Tài chính
a) Căn cứ dự toán kinh phí đảm bảo do Bộ Công an lập để xem xét, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Ngân sách nhà nước;
b) Phối hợp với Bộ Công an tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất, giải quyết những vướng mắc trong sử dụng kinh phí và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 59/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư liên tịch này được thực hiện kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2010.
3. Bãi bỏ mục V Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2008 của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Công an trái với Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
|
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTTC | ……, ngày …..tháng …..năm …. |
PHIẾU THANH TOÁN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
Theo Nghị định số 59/2010/NĐ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 03/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2010)
Họ và tên .......................................................... Sinh ngày …../…..../……...........
Cấp bậc........................................................... Chức vụ ......................................
Đơn vị ...................................................................................................................
Được .................................................................... (2) theo Quyết định số .................... ngày
……/……/…… của ...................................................................................................... (3)
(Đối với trường hợp hy sinh từ trần thì thay 02 dòng trên bằng dòng: Hy sinh hoặc từ trần ngày …. tháng … năm …..)
Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ: ……. năm …… tháng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối ........................................... đồng
Tiền lương tháng hiện hưởng: ....................................................................................... đồng
CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG:
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trước tuổi........................................................................... đồng
- Trợ cấp một lần khi hy sinh, từ trần ................................................................................ đồng
- Trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi đồng
Cộng ..................................................................... đồng
Bằng chữ:....................................................................................................................
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(1) Công an đơn vị, địa phương
(2) Các chế độ được hưởng (nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành)
(3) Quyết định của cấp có thẩm quyền
- 1Công văn 2864/LĐTBXH-NCC năm 2015 về chế độ chính sách khi từ trần hoặc bị thương trong lúc thực hiện nghĩa vụ lao động tại Đoàn xây dựng kinh tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Luật Công an nhân dân 2018
- 3Quyết định 6890/QĐ-BCA năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017)
- 1Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV hướng dẫn chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân do Bộ Công an - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 6890/QĐ-BCA năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017)
- 1Nghị định 43/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Công an nhân dân
- 2Quyết định 44/1997/LĐTBXH-QĐ ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Thông tư 09/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 6Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 8Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 9Nghị định 59/2010/NĐ-CP sửa đổi chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, hy sinh, từ trần quy định tại Nghị định 43/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân
- 10Công văn 2864/LĐTBXH-NCC năm 2015 về chế độ chính sách khi từ trần hoặc bị thương trong lúc thực hiện nghĩa vụ lao động tại Đoàn xây dựng kinh tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Luật Công an nhân dân 2018
Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định 59/2010/NĐ-CP sửa đổi về chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân nghỉ hưu, hy sinh, từ trần quy định Nghị định 43/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân do Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 03/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 15/07/2010
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
- Người ký: Đàm Hữu Đắc, Nguyễn Công Nghiệp, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Duy Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực