Hệ thống pháp luật

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2002/TTLT-BXD-BTCCBCP

Hà Nội , ngày 08 tháng 3 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ XÂY DỰNG - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP NGÀY 08 THÁNG 03 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN VỀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đô thị:

Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ 2 điều kiện:

1.1. Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập;

1.2. Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

- Là Trung tâm tổng hợp hoặc Trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: Vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.

- Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ cở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 ng/km2.

- Đối với các trường hợp đặc biệt nêu tại Điều 14 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 72/2001/NĐ-CP) thì các tiêu chuẩn phân loại đô thị có thế thấp hơn.

2. Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị:

Khi lập đề án phân loại đô thị, cần xác định các yếu tố cấu thành một đô thị như sau:

2.1. Yếu tố 1: Chức năng của đô thị

Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm:

a.Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước:

Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia; đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căn cứ vào Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức ngăn tổng hợp về nhiều mặt như: Hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ mắt), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật v.v... Đô thị trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo: đô thị cảng v.v... Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh, nhưng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước;

Phương pháp đơn giản để xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thị trong một hệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hoá tính theo công thức sau:

/

Trong đó:

CE: Chỉ số chuyên môn hoá (nếu CE ³ 1 thì đô thị đó là trung tâm chuyên ngành của ngành i)

Eij: Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j;

Ej: Tổng số lao động các ngành làm việc ở đô thị j;

Ni: Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét.

N: Tổng số lao động trong hệ thống đô thị xét.

Trong trường hợp không có đủ số liệu để tính toán chỉ số chuyên môn hoá CE thì tính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch chung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của đô thị - trung tâm gồm:

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm không kể thu ngân sách của Trung ương trên địa bàn và ngân sách cấp trên cấp).

- Thu nhập bình quân đầu người GNP/ng/năm

- Cân đối thu, chi ngân sách (chi thường xuyên)

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%)

- Mức tăng dân số trung bình hàng năm (%)

- Tỷ lệ các hộ nghèo (%)

2.2. Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động.

- Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: Công nghiệp, xây dựng, giao thông vậi tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối đánh bắt cá được tính là lao động phi nông nghiệp).

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau:

/

Trong đó:

K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%);

E0: Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn (người).

Et: Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn).

2.3. Yếu tố 3: Cơ cở hạ tầng đô thị

Cơ cở hạ tầng đô thị bao gồm:

+ Cơ cở hạ tầng xã hội: nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác.

+ Cơ cở hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị.

Cơ cở hạ tầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.

Cơ cở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.

- Các chỉ tiêu cơ cở hạ tầng của từng loại đô thị được xác định trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn trên cơ cở Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị được ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và theo các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2.4. Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị

- Quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân tạm trú trên sáu tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn;

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn.

- Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thác sau

/

Trong đó:

N0: Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người):

Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người).

m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)

2.5. Yếu tố 5: Mật độ dân số

- Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ cở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.

- Mật độ dân số được xác định theo công thức sau:

/

Trong đó:

D: Mật độ dân số (người/km2)

N: Dân số đô thị (N = N1 + N0)

S: Diện tích đất đô thị (km2)

Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp.

3.Thành lập mới đô thị

3.1.Việc thành lập mới đô thị áp dụng đối với các trường hợp sau:

a. Một khu dân cư hoặc một đô thị mới được đầu tư xây dựng đã đảm bảo được các yếu tố cơ bản phân loại đô thị theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP;

b. Độ thị hình thành trên cơ cở tách, nhập, giải thể đô thị và các đơn vị hành chính có liên quan.

3.2. Trình tự thành lập mới đô thị:

Trình tự thành lập mới đô thị thực hiện theo các bước sau:

a. Bước 1: lập, xét duyệt, quy hoạch chung đô thị dự kiến thành lập mới.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu thành lập mới đô thị tổ chức lập quy hoạch chung đô thị dự kiến thành lập mới trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật.

b. Bước 2: Lập đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thoả thuận về việc xếp loại đô thị.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu thành lập mới đô thị tổ chức lập đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, trên cơ cở đó có văn bản thoả thuận về xếp loại đô thị dự kiến thành lập mới.

c. Bước 3: Lập hồ sơ đề án xin thành lập đô thị mới.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhu cầu xin thành lập mới đô thị có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề án trình Chính phủ (qua ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ để thẩm định) xem xét quyết định với nội dung như sau:

- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin Chính phủ cho thành lập mới đô thị;

- Đề án thành lập mới đô thị với nội dung sau:

+ Lý do và sự cần thiết thành lập mới đô thị;

+ Phân tích các yếu tố cơ bản phân loại đô thị;

+ Tóm tắt nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

+ Phương án tách, nhập, giải thể hoặc điều chỉnh địa giới hành chính và đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập mới đô thị bao gồm thuyết minh và hai bản đồ cùng một tỷ lệ được sao chụp từ bản đồ 364/CT có tỷ lệ 1/2000 đến 1/50.000" được lập theo Chỉ thị số 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, hoặc in ra từ "Bản đồ 364/CT" dạng số gồm: một bản đồ thể hiện đường địa giới hành chính hiện trạng của các đơn vị hành chính cấp xã (nếu là cấp huyện thì phải thể hiện thêm đường địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã); một bản đồ thể hiện đường địa giới hành chính dự kiến sẽ được thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới theo đề án trình;

+ Kiến nghị và tổ chức thực hiện;

+ Các bản vẽ, phụ lục và biểu bảng minh hoạ kèm theo;

- Các văn bản xét duyệt đề án thành lập mới đô thị có liên quan gồm:

+ Tờ trình Chính phủ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

+ Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện;

+ Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

+ Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã;

+ Bản tổng hợp ý kiến nhân dân;

+ Ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh (Kiến trúc sư trưởng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại) và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Ý kiên thẩm định của Bộ Xây dựng về quy hoạch chung và tiêu chuẩn phân loại đô thị đối với trường hợp dự kiến là đô thị từ loại IV trở lên;

+ Ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương khác có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).

d. Bước 4: Quyết định công nhận loại đô thị thành lập mới.

Căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập mới đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có nhu cầu xin thành lập mới đô thị) có trách nhiệm chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ xin phân loại đô thị để quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị.

4. Phân chia khu vực nội thành, nội thị và vùng ngoại thành, ngoại thị

Thành phố được chia thành: nội thành và vùng ngoại thành. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực nội thành được chia thành quận và quận được chia thành phường; khu vực ngoại thành được chia thành huyện và huyện được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, trong thành phố trực thuộc Trung ương còn có thị xã. Đối với thành phố trực thuộc tỉnh, nội thành được chia thành phường và vùng ngoại thành được chia thành xã.

Thị xã được chia thành nội thị và vùng ngoại thị. Nội thị được chia thành phường và vùng ngoại thị được chia thành xã.

Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn.

5. Chức năng và quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị

5.1. Việc xác định và điều chỉnh ranh giới vùng ngoại thành, ngoại thị của các thành phố, thị xã phải căn cứ vào các chức năng và các yếu tố cơ bản hình thành vùng ngoại thành, ngoại thị được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô, loại đô thị và đặc điểm hiện trạng, điều kiện tự nhiên của các vùng kề cận, vùng ngoại thành, ngoại thị của một thành phố, thị xã không nhất thiết phải có đầy đủ tất cả các chức năng theo quy định.

5.2. Trên cơ cở rang giới vùng ngoại thành, ngoại thị được xác định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm xác định những vùng đất dự trữ để mở rộng và phát triển đô thị bố trí các trung tâm chuyên ngành, các cơ cở nghỉ ngơi, các khu tham quan du lịch, vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.

Quy hoạch xây dựng vùng ngoại thành, ngoại thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch chung xây dựng đô thị, nông thôn có liên quan, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và các quy định lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng của Nhà nước.

II. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

1. Trình tự, nội dung phân loại đô thị

Khi có nhu cầu xếp loại đô thị, nâng loại đô thị hoặc điều chỉnh loại đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu lập hồ sơ đề án phân loại đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt:

1.1. Đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:

a. Trường hợp đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương thì Uỷ ban nhân dân thành phố giao cho cơ quan quản lý kiến trúc - quy hoạch thành phố chủ trì lập hồ sơ, đề án phân loại đô thị trình Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua đề án phân loại đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1,2 Điều 15 - Nghị định số 72/2001/NĐ-CP.

Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định công nhận loại đô thị.

b. Trường hợp đô thị là thành phố thuộc tỉnh, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân thành phố trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua bằng Nghị quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận loại đô thị.

1.2. Đối với các đô thị loại III và loại IV, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có nhu cầu xin xếp loại đô thị giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã hoặc huyện lập đề án phân loại đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án phân loại đô thị bằng Nghị quyết trước khi trình Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi quyết định công nhận loại đô thị.

1.3. Đối với các đô thị loại V, việc phân loại đô thị được tiến hành như sau:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, nơi có nhu cầu xếp loại đô thị lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua bằng Nghị quyết trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định công nhận loại đô thị.

1.4. Đối với các đô thị thành lập mới, việc công nhận phân loại đô thị được tiến hành sau khi đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo trình tự, nội dung nêu tại các mục 3.1, 3.2, khoản 3 Phần II Thông tư này.

Trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập mới đô thị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị phải kiểm tra, thẩm định các tiêu chuẩn phân loại đô thị và có ý kiến chính thức bằng văn bản về loại đô thị dự kiến xếp loại.

2. Phương pháp đánh giá, xếp loại đô thị

2.1. Căn cứ đánh giá và xếp loại đô thị

Việc đánh giá xếp loại đô thị phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại đô thị quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP; hiện trạng phát triển đô thị; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2.2. Phương pháp đánh giá, xếp loại đô thị

a. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Trên cơ cở hiện trạng các chỉ tiêu thuộc các yếu tố cơ bản đô thị, đối chiếu so sánh chúng với các chỉ tiêu tối thiểu quy định cho mỗi loại đô thị nêu tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, tiến hành đánh giá xếp loại cho đô thị theo nguyên tắc các yếu tố cấu thành đô thị xét xếp loại phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định.

Khi đánh giá nếu có một số chỉ tiêu cấu thành yếu tố phân loại đô thị thấp hơn 70% so với quy định, thì phải xem xét thêm triển vọng phát triển của đô thị đó trong nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu (giai đoạn 5 năm trước mắt) cùng với các biện pháp có tính khả thi cao, có khả năng khắc phục được những tồn tại, yếu kém của đô thị về các mặt đó để quyết định xếp loại.

b. Phương pháp tính điểm

- Việc đánh giá, xếp loại đô thị có thể được thực hiện theo phương pháp tính điểm. Tuỳ theo mức độ và tầm quan trọng khác nhau, các tiêu chuẩn phân loại đô thị được xác định một tỷ trọng tương ứng với số điểm để đánh giá, xếp loại đô thị;

+ Tiêu chuẩn 1: Chức năng đô thị chiếm tỷ trọng là 25% gồm 2 nhóm chỉ tiêu là vị trí (cấp quản lý hành chính, tính chất, phạm vi ảnh hưởng) và các chỉ tiêu kinh tế xã hội tương đương 25 điểm.

+ Tiêu chuẩn 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 20%, tương đương 20 điểm;

+ Tiêu chuẩn 3: Cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật chiếm tỷ trọng 30% tương đương 30 điểm.

+ Tiêu chuẩn 4: Quy mô dân số đô thị chiếm tỷ trọng 15%, tương đương 15 điểm.

+ Tiêu chuẩn 5: Mật độ dân cư chiếm tỷ trọng 10%, tương đương 10 điểm.

- Các yếu tố, chỉ tiêu chi tiết thuộc các nhóm tiêu chuẩn trên cũng được quy về các thang điểm. Như vậy, tổng cộng số điểm cao nhất là 100 điểm. Trường hợp đô thị chỉ đạt được các chỉ tiêu tối thiểu so với quy định, thì tổng số điểm là 70. Như vậy, khi đánh giá xếp loại một đô thị, nếu như đô thị đó có các yếu tố đạt được từ 70 điểm trở lên thì có thể được xét công nhận là loại đô thị dự kiến.

- Để thuận tiện cho việc đánh giá xếp loại đô thị, các cơ quan lập, thẩm định đề án có thể sử dụng phương pháp đánh giá riêng biệt theo từng yếu tố trên cơ cở các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trước khi đánh giá tổng hợp các yếu tố phân loại đô thị.

3. Hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị

Hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị gồm:

3.1. Phần thuyết minh

a. Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phân loại đô thị.

b. Đề án phân loại đô thị với những nội dung chủ yếu sau:

- Lý do và sự cần thiết phải xếp loại đô thị;

- Khái quát quá trình lịch sử;

- Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và cơ cở phân loại đô thị;

- Tóm tắt quy hoạch chung đô thị, trong đó trình bày chi tiết nội dung Quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 năm) và các biện pháp khắc phục các tồn tại, yếu kém.

- Tổng hợp các chi tiêu phân loại đô thị;

- Kiến nghị, tổ chức thực hiện.

3.2. Các bản vẽ thu nhỏ gồm:

- Sơ đồ vị trí đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bản đồ hiện trạng xây dựng và địa giới hành chính của đô thị.

- Bản đồ địa định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020.

- Bản đồ quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 năm)

- Các Phụ lục, biểu bảng minh hoạ.

3.3. Các văn bản có liên quan đến quá trình xét duyệt đề án phân loại đô thị;

- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã; hoặc của Uỷ ban nhân dân huyện đối với trường hợp đô thị là thị trấn.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đề án phân loại đô thị.

- Ý kiến của cơ quan thẩm định đề án.

- Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).

3.4. Một băng video hoặc đĩa hình về tình hình phát triển đô thị xin xếp loại (khoảng 30 phút).

III. CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

1. Tiêu chuẩn xác định cấp quản lý đô thị

1.1. Thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước.

1.2. Thành phố trực thuộc tỉnh phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc loại III. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh.

1.3. Thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III hoặc loại IV. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.4. Thị trấn thuộc huyện phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch xây dựng vùng huyện.

2. Trình tự, nội dung xác định cấp quản lý đô thị

Khi có nhu cầu xác định, nâng hoặc điều chỉnh cấp quản lý đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

2.1. Đối với việc nâng cấp thành phố trực thuộc tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương thì trình tự, nội dung xác định cấp quản lý được tiến hành như sau:

a. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án xin xác định cấp quản lý đô thị;

b. Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án xác định cấp quản lý đô thị bằng nghị quyết trước khi trình Chính phủ.

c. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ tổ chức thẩm định đề án trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

2.2. Đối với việc nâng cấp đô thị lên thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc lên thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và nâng cấp khu dân cư lên thị trấn thuộc huyện, việc xác định cấp quản lý được tiến hành như sau:

a. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân thị xã thuộc tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân huyện đối với các thị trấn, khu dân cư thuộc huyện lập hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Chính phủ.

c. Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ tổ chức thẩm định đề án trình Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị

Hồ sơ trình duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị gồm:

3.1. Phần thuyết minh:

a. Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin nâng cấp quản lý của đô thị.

b. Luận chứng cơ cở xác định cấp quản lý đô thị với những nội dung chủ yếu sau:

- Lý do và sự cần thiết phải xác định cấp quản lý đô thị;

- Quá trình lịch sử và hiện trạng cấp quản lý đô thị;

- Cơ cở xác định cấp quản lý đô thị, trong đó phải luận chứng đầy đủ các căn cứ để xét cấp quản lý đô thị quy định tại khoản 1, Điều 16, Nghị định số 72/2001/NĐ-CP

3.2. Các bản vẽ thu nhỏ gồm:

- Sơ đồ vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Bản đồ hiện trạng địa giới hành chính của đô thị;

- Bản đồ phân vạch địa giới hành chính của đô thị sau khi được nâng cấp;

- Các phụ lục, bảng biểu minh hoạ.

3.3. Các văn bản có liên quan đến quá trình xét duyệt đề án xác định cấp quản lý đô thị;

- Quyết định công nhận loại đô thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp là đô thị mới, thì phải có văn bản thoả thuận tiêu chuẩn phân loại đô thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã; trường hợp là thị trấn thì có tờ trình của Uỷ ban nhân dân huyện;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan thông qua đề án xác định cấp quản lý đô thị;

- Ý kiến thẩm định của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc phân loại đô thị, xác định cấp quản lý đô thị thuộc địa phương phụ trách.

2. Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Xây dựng, Trưởng ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã thuộc tỉnh và huyện thực hiện các quy định của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành có liên quan gửi ý kiến về Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ đề nghiên cứu giải quyết.

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)

 

Phụ lục :

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCP ngày 08/03/2002, của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ)

Bảng 1: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố chức năng - 25 điểm

Bảng 1.1: Đánh giá theo chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị - 10 điểm

STT

Loại đô thị

Chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng

Điểm

1

Đặc biệt

Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia

10

 

 

Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia

7

2

I

Thành phố trực thuộc Trung ương, Đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia

10

 

 

Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng

7

3

II

Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và trung tâm tổng hợp cấp vùng

10

 

 

Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

7

4

III

Thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

10

 

 

Thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

7

5

IV

Thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh

10

 

 

Thị xã thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh hoặc thị trấn trung tâm tổng hợp của huyện và trung tâm chuyên ngành của tỉnh

7

6

V

Thị xã thuộc tỉnh, thị trấn huyện lỵ thuộc huyện và là trung tâm tổng hợp cấp huyện

10

 

 

Thị trấn thuộc huyện, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp huyện và trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng

7

Bảng 1.2: Đáng giá theo chỉ tiêu kinh tế - xã hội - 15 điểm

 

Loại đô thị

Chỉ tiêu

Đặc biệt

I

II

II

IV

V

Điểm

1

Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm)

>1000

500

³100 tỷ

40 tỷ

³ 20 tỷ

10 tỷ

3

 

 

700

350

70 tỷ

28 tỷ

14 tỷ

7 tỷ

2,1

2

Thu nhập bình quân đầu người năm USD/ng

>1000

900

600

500

400

³ 300

3

 

 

700

630

420

350

280

210

2,1

3

Cân đối thu chi ngân sách (chi thường xuyên)

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối dư

Cân đối đủ hoặc dư

2

 

 

Cân đối đủ

Cân đối đủ

Cân đối đủ

Cân đối đủ

Cân đối thiếu <

20%

Cân đối thiếu < 30%

1,4

4

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%)

Trên 10%

9%

7%

6%

5%

4%

3

 

 

Trên 7%

6,3%

4,9%

4,2%

3,5%

2,8%

2,1

5

Tỷ lệ các hộ nghèo (%)

Dưới 7%

Dưới 9%

Dưới 10%

Dưới 12%

Dưới 15%

Dưới 17%

2

 

 

Dưới 10%

Dưới 13%

Dưới 15%

Dưới 17%

Dưới 20%

Dưới 25%

1,4

6

Mức tăng dân số hàng năm (%), trong đó mức tăng dân số tự nhiên phải đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hoá phát triển dân số của mỗi địa phương

Trên 2,2%

Trên 2,0%

Trên 1,8%

Trên 1,6%

Trên 1,4%

Trên 1,2%

1,4

 

 

Trên 1,5%

Trên 1,4%

Trên 1,2%

Trên 1,1%

Trên 1,0%

Trên 0,9%

1,4

Bảng 2: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động - 20 điểm

TT

Điểm

Chỉ tiêu lao động nông nghiệp %

 

Loại đô thị

65

70

75

80

85

90

100

1

Đặc biệt

 

 

 

 

 

14

20

2

I

 

 

 

 

14

20

20

3

II

 

 

 

14

20

20

20

4

III

 

 

14

20

20

20

20

5

IV

 

14

20

20

20

20

20

6

V

14

20

20

20

20

20

20

Bảng 3.1: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố cơ cở hạ tầng - 30 điểm

TT

Các chỉ tiêu

Thang điểm

Điểm

Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại đô thị

1

Nhà ở

5

A

5,0

A. Đạt được hoặc vượt các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành các loại đô thị

 

 

 

B

3,5

nt

2

Công trình cộng cộng

4

A

4,0

nt

 

 

 

B

2,8

nt

3

Giao thông

5

A

5,0

nt

 

 

 

B

3,5

nt

4

Cấp nước

4

A

4,0

nt

 

 

 

B

2,8

nt

5

Cấp điện, chiếu sáng

3

A

3,0

B. Đạt mức tối thiểu bằng 70% so với quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành các loại đô thị

 

 

 

B

2,1

nt

6

Thoát nước mưa, nước bẩn

4

A

4,0

nt

 

 

 

B

2,8

nt

7

Thông tin Bưu điện

2

A

2,0

nt

 

 

 

B

1,4

nt

8

Vệ sinh môi trường đô thị

3

A

3,0

nt

 

 

 

B

2,1

nt

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu về nhà ở và công trình công cộng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đô thị

 

 

 

Đ. biệt

I

II

III

IV

V

1

Diện tích xây dựng nhà ở

m2 sàn/ng

10

10

10

12

12

12

2

Tỷ lệ nhà ở kiên cố so với tổng quỹ nhà

%

Trên 60

60

60

40

40

30

3

Đất xây dựng công trình cộng cộng cấp khu ở

m2/ng

1,5-2,0

1,5-2,0

1,5-2,0

1-1,5

1-1,5

1-1,5

4

Chỉ tiêu đát dân dụng

m2/ng

54-61

54-61

54-61

61-78

61-78

>80

5

Đất xây dựng công trình phục vụ cộng cộng cấp đô thị

m2/ng

4-5

4-5

4-5

3-5

3-4

3-3,5

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về giao thông

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đô thị

 

 

 

Đ.biệt

I

II

III

IV

V

1

Đầu mối giao thông

Cấp

Quốc tế; Quốc gia

Quốc tế; Quốc gia

Quốc gia, Vùng

Vùng; Tỉnh

Tỉnh; tiểu vùng

Tiểu vùng

2

Tỷ lệ Giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị

%

24-26

23-25

21-23

18-20

16-18

16-18

3

Mật độ đường chính (đường rải nhựa)

Km/

km2

4,5-5

4,5-5

4,5-5

3,5-4

3,5-4

3-3,5

4

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tối thiểu

%

10

6

4

2

0

0

Bảng 3.4: Chỉ tiêu cấp nước

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

 

 

 

Đ.biệt

I

II

III

IV

V

1

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt

Lít/ng/ngày

150

120

100

80

80

80

2

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch

%

80

80

70

70

60

50

Bảng 3.5: Chỉ tiêu thoát nước

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

 

 

 

Đ.biệt

I

II

III

IV

V

1

Mật độ đường ống thoát nước chính

Km/km2

4,5-5

4,5-5

4,5-5

3,5-4

3,5-4

3-3,5

2

Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý

%

80

80

60

60

30

20

Bảng 3.6: Chỉ tiêu về cấp điện và chiếu sáng đô thị

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

 

 

 

Đ.biệt

I

II

III

IV

V

1

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt

Kwh/ng/năm

>1000

1000

700

700

350

250

2

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

%

100

100

95

90

85

80

Bảng 3.7: Chỉ tiêu về thông tin và bưu điện

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

 

 

 

Đ.biệt

I

II

III

IV

V

1

Bình quân số máy trên số dân

máy/100 ng

10

8

8

6

6

4

Bảng 3.8: Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại đô thị

 

 

 

Đ.biệt

I

II

III

IV

V

1

Đất cây xanh toàn đô thị

m2/người

>15

>10

>10

>10

7-10

7

2

Đất cây xanh công cộng (trong khu dân dụng)

m2/ng

8

8

7

7

7

4

3

Tỷ lệ rác và chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng công nghệ thích hợp

%

100

90

90

90

80

65

Bảng 4: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố quy mô dân số đô thị - 15 điểm

TT

Điểm

Quy mô dân số đô thị - 1000 người

 

Loại đô thị

4

50

100

250

500

1500

>1500

1

Đặc biệt

 

 

 

 

 

10

15

2

I

 

 

 

 

10

15

15

3

II

 

 

 

10

15

15

15

4

III

 

 

10

15

15

15

15

5

IV

 

10

15

15

15

15

15

6

V

10

15

15

15

15

15

15

Bảng 5: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố mật độ dân số đô thị - 10 điểm

TT

Điểm

Đơn vị ng/km2

 

Loại đô thị

4000

6000

8000

10000

12000

15000

>15000

1

Đặc biệt

 

 

 

 

 

7

10

2

I

 

 

 

 

7

10

10

3

II

 

 

 

7

10

10

10

4

III

 

 

7

10

10

10

10

5

IV

 

7

10

10

10

10

10

6

V

7

10

10

10

10

10

10

Bảng 6: Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị.

TT

Các yếu tố

đánh giá

Đơn vị

Thang điểm

Các chỉ tiêu

Tổng số điểm

 

 

 

 

Hiện trạng

QHXD

đợt đầu

 

1

Chức năng

 

25

 

 

17-25

2

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

25

 

 

15-20

3

Cơ cở hạ tầng

 

30

 

 

21-30

 

3.1. Nhà ở

 

30

 

 

21-30

 

3.2. Công trình công cộng

 

30

 

 

21-30

 

3.3. Giao thông

 

30

 

 

21-30

 

3.4. Cấp nước

 

30

 

 

21-30

 

3.5. Cấp điện, chiếu sáng

 

30

 

 

21-30

 

3.6. Thoát nước

 

30

 

 

21-30

 

3.7. Thông tin liên lạc

 

30

 

 

21-30

 

3.8. VSMT đô thị

 

30

 

 

21-30

4

Dân số

người

15

 

 

10-15

5

Mật độ dân số

ng/km2

10

 

 

7-10

 

Tổng cộng

 

100

 

 

70-100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị do Bộ Xây dựng - Ban Tổ chức,Cán bộ Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 02/2002/TTLT-BXD-BTCCBCP
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 08/03/2002
  • Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Xây dựng
  • Người ký: Đỗ Quang Trung, Nguyễn Mạnh Kiểm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 22
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản