- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
BỘ CÔNG AN-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/TTLT/BLÐTBXH-BCA-VKSNDTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2007 |
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự, Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm như sau:
I . PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông tư này hướng dẫn sự phối hợp giữa Đoàn điều tra tai nạn lao động (trừ Đoàn điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) với Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.
1. Trách nhiệm phối hợp chung
1.1. Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm, Đoàn điều tra tai nạn lao động và Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền phải đến ngay hiện trường để phối hợp giải quyết vụ tai nạn lao động; đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
1.2. Trường hợp hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa đến nơi xảy ra tai nạn lao động, thì cơ quan đến trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan chưa đến (Cơ quan Cảnh sát điều tra thông báo cho Đoàn điều tra tai nạn lao động thông qua Thanh tra lao động cấp tỉnh). Sau khi thông báo, nếu Đoàn điều tra tai nạn lao động chưa đến kịp, Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho Đoàn điều tra tai nạn lao động những công việc thuộc phạm vi quan hệ phối hợp theo hướng dẫn tại Thông tư này mà Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành.
1.3. Khi Đoàn điều tra tai nạn lao động và Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động quy định tại các mục 2.2; 3.1; 3.2 của Thông tư này phải lập biên bản theo mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Đoàn điều tra tai nạn lao động
2.1. Phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các thông tin, tài liệu liên quan khác phục vụ việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn lao động.
2.2. Trong quá trình giải quyết vụ tai nạn lao động theo thẩm quyền, nếu phát hiện tình tiết mới có dấu hiệu tội phạm, Đoàn điều tra tai nạn lao động gửi văn bản kiến nghị kèm theo bản chính các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xem xét, khởi tố án hình sự theo quy định của pháp luật; đồng thời gửi bản kiến nghị khởi tố đó cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra
3.1. Trường hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án, thì theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đồng ý với quyết định đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra có trách nhiệm cung cấp và chuyển giao cho Đoàn điều tra tai nạn lao động bản sao các tài liệu, đồ vật, phương tiện sau:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Biên bản khám nghiệm hiện trường;
c) Sơ đồ hiện trường;
d) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có);
đ) Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể; biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân (nếu có), của người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Kết quả trưng cầu giám định (nếu có);
h) Đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động (nếu có) thuộc diện được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật, kèm theo biên bản thu giữ, tạm giữ.
3.2. Trường hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, thì theo đề nghị của Đoàn điều tra tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát điều tra có trách nhiệm gửi bản sao quyết định khởi tố vụ án hình sự đó cho Đoàn điều tra tai nạn lao động; đồng thời khi kết thúc điều tra phải gửi bản sao Bản kết luận điều tra cho Đoàn điều tra tai nạn lao động. Trong trường hợp đình chỉ điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra có trách nhiệm gửi bản sao các tài liệu và chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h mục 3.1 của Thông tư này cùng bản sao quyết định đình chỉ điều tra, bản sao Bản kết luận điều tra cho Đoàn điều tra tai nạn lao động.
3.3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu liên quan của Đoàn điều tra tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát điều tra có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết kiến nghị khởi tố cho Đoàn điều tra tai nạn lao động. Trường hợp vụ tai nạn lao động có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
4. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân.
4.1. Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết kiến nghị khởi tố của Đoàn điều tra tai nạn lao động; kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và kiểm sát các hoạt động điều tra khác của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
4.2. Ðịnh kỳ hàng năm, theo đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp tình hình khởi tố và truy tố các vụ án hình sự liên quan đến tai nạn lao động trong phạm vi cả nước cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 08/TT-LB ngày 07/04/1982 của Liên Bộ Lao động, Nội vụ (nay là Công an và VIện Kiểm sát Nhân dân tối cao hướng dẫn về quan hệ phối hợp giữa cơ quan Lao động – Nội vụ (nay là Công an) – Viện kiểm sát nhân dân trong việc điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao để nghiên cứu giải quyết.
KT.BỘ TRƯỞNG | KT.VIỆN TRƯỞNG | KT.BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
- 1Nghị định 162/1999/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 2Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 3Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 4Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 4Nghị định 162/1999/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 5Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 6Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 7Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT/BLÐTBXH-BCA-VKSNDTC hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm do Bộ Công An, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 12/01/2007
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Bạch Hồng, Lê Thế Tiệm, Dương Thanh Biểu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 53 đến số 54
- Ngày hiệu lực: 07/02/2007
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực