Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-UỶ BAN VẬT GIÁ NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 286-TT/LB | Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 1979 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
Thi hành thống nhất các biểu cước sau đây:
1. Biểu cước vận tải hàng hóa ban hành theo nghị định số 170-CP ngày 26-11-1964 của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 01-KT/VT ngày 05-01-1965 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành nghị định nói trên.
2. Biểu cước vận tải hành khách bằng đường sắt như hiện hành ở các tỉnh phía Bắc. Giá cước là 0.02 đ/hành khách – kilômét cho các loại toa xe ghế ngang và ghế dọc. Đối với loại toa xe cũ của ngụy quyền Sài Gòn ghế băng là 0,015đ/hành khách – kilômét.
Vận dụng tinh thần điều 1 của quyết định số 140-TTg, căn cứ vào tình hình tổ chức vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng ôtô ở các tỉnh phía
1. Vận chuyển hàng hóa:
a) Nay áp dụng thống nhất biểu cước của nghị định số 170-CP cho vận tải hàng hóa bằng ôtô ở các tuyến đường phía
b) Đối với các loại đường đặc biệt tốt (bao gồm các tuyến đường quốc lộ 1A từ đèo Hải Vân đến thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh; tuyến đường quốc lộ 4 từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ thuộc tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải). Mức cước được áp dụng là cước đường loại 1 giảm 15%...
c) Vận chuyển hàng hóa đường ngắn bằng ôtô trong phạm vi từ 1 đến 30 kilômét áp dụng như biểu cước vận tải hàng hóa đường ngắn bằng ôtô ban hành theo quyết định liên bộ số 18-QĐ/LB ngày 13-02-1975 của liên bộ Ủy ban Vật giá Nhà nước – Bộ Giao thông vận tải.
d) Thi hành thống nhất ở các tỉnh phía Nam các thông tư số 23-KT/VT ngày 22-12-1964 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành nghị định số 170-CP ngày 26-11-1964 của Hội đồng Chính phủ (trong đó đã hủy bỏ điểm a, phần II của thông tư về giá cước theo tấn xe giờ và tấn xe/kilômét lăn bánh như đã nói rõ trong quyết định số 18-QĐ/LB) và thông tư số 09-VT ngày 01-08-1965 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cách tính huy động phí cho phương tiện vận tải cơ giới, thô sơ đường thủy và đường bộ.
2. Vận chuyển hành khách:
a) Biểu cước áp dụng cho vận tải hành khách bằng ôtô ở các tỉnh phía Nam được tính theo biểu cước hành khách hiện hành của phía Bắc. Riêng ở các tuyến đường đặc biệt tốt (nêu ở điểm b, mục II, phần I) giảm 15% trên mức cước đường loại 1 của biểu cước hành khách hiện hành miền Bắc. Cụ thể giá cước một hành khách – kilômét trên các loại đường như sau:
Đường đặc biệt tốt: 0,017đ/hành khách-kilômét
Đường loại 1 và 2: 0.02 đ/hành khách-kilômét
Đường loại 3: 0,026 đ/hành khách-kilômét
Đường loại 4: 0,034 đ/hành khách-kilômét
Đường loại 5: 0,045đ/hành khách-kilômét
b) Về giá cước vận chuyển hành khách đường ngắn trong nội và ngoại thành, cước vận chuyển cán bộ, công nhân viên đi làm theo vé tháng, liên bộ giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố căn cứ vào điều kiện vận chuyển hành khách cụ thể của địa phương mình mà lập phương án báo cáo với liên bộ để giải quyết.
Trong lúc chờ đợi, vẫn thi hành biểu cước vận tải hành khách trong nội tỉnh như hiện hành.
3. Phân cấp loại đường cụ thể ở các tỉnh và thành phố phía
III. ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG.
1. Thi hành thống nhất biểu cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện cơ giới đường sông đã ban hành theo nghị định số 170-CP ngày 26-11-1961 của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 23-KT/VT ngày 22-12-1964 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành nghị định nói trên.
2. Đối với các địa phương phía Nam (kể từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào) địa phương nào đã được Bộ Giao thông vận tải công bố bảng phân loại sông theo từng khu vực thì áp dụng biểu cước của từng khu vực cụ thể, địa phương nào chưa phân loại sông thì lập dự kiến phân loại sông và thông qua Cục vận tải đường sông để trình Bộ Giao thông vận tải xét duyệt và công bố. Trong lúc chưa được công bố bảng phân loại sông thì các địa phương đó vẫn thi hành biểu cước vận tải hàng hóa trên sông khu vực 1 đã ban hành trong nghị định.
3. Đối với thuyền gắn máy đường sông và biển loại nhỏ từ 30 tấn trở xuống, vận chuyển hàng hóa trong phạm vi nội tỉnh áp dụng theo quyết định số 57-CVT/VGNN ngày 27-9-1972 của Ủy ban vật giá Nhà nước.
IV. ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN.
Thi hành thống nhất các biểu cước sau đây:
1. Biểu cước vận tải hàng hóa bằng tàu biển theo quyết định số 923-QĐ/LB ngày 21-3-1977 của liên bộ Ủy ban Vật giá Nhà nước – Bộ Giao thông vận tải.
2. Đối với các loại tàu nhỏ từ 150 tấn trở xuống như tàu Giải phóng, Tankitas, Tự lực … được thi hành biểu cước vận tải hàng hóa ban hành theo quyết định số 59-VGNN/CVT ngày 27-9-1972 của Ủy ban Vật giá Nhà nước.
Thông tư này bắt đầu thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 1979. Những quy định nào trước đây trái với quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên bộ này đều bãi bỏ.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CHÙ NHIỆM ỦY BAN VẬT GIÁ NHÀ NƯỚC |
- 1Quyết định 923-QĐ/LB năm 1977 về việc tạm thời cho thi hành thống nhất trong cả nước biểu cước vận tải hàng hóa bằng tàu chạy ven biển trong nước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Chủ nhiệm Ủy ban vật giá Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 170-CP năm 1964 về các loại giá cước vận tải hàng hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 109-TTg-TN năm 1964 về việc áp dụng giá cước vận tải hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 140-TTg năm 1979 về áp dụng giá cước vận tải thống nhất ở các tỉnh miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên Bộ 286-TT/LB năm 1979 hướng dẫn quyết định 140-TTg về việc áp dụng giá cước vận tải thống nhất ở các tỉnh miền Nam do Ủy ban Vật giá Nhà nước-Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Số hiệu: 286-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 12/05/1979
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Vật giá Nhà nước
- Người ký: Phan Trọng Tuệ, Tô Duy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra