Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 1946 |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi:
Chủ tịch U.B.H.C Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ để gửi các U.B.H.C các tỉnh
Chưởng lý tòa án Thượng thẩm Hà nội, Huế, Sài gòn để gửi cho các thẩm phán viên;
I. SẮC LỆNH SỐ 40 NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1946 ĐẶT NGUYÊN TẮC:
- Quyền bắt giam về thường phạm thì thuộc các thẩm phán viên
- Quyền bắt giam về cớ chính trị thì thuộc các chủ tịch kỳ và tỉnh.
II. CẦN PHÂN BIỆT TRÁCH NHIỆM CỦA HÀNH CHÍNH VÀ TƯ PHÁP VỀ VIỆC BẮT GIAM:
a) Nhiệm vụ hàng ngày của tòa án là bắt người can phạm và xử những người ấy, còn các ủy ban hành chính chỉ bắt người một cách bất thường, nên để tiện công việc, mỗi khi chủ tịch ủy ban hành chính ra lệnh bắt ai, thì sau khi bắt được phải báo tin cho cấp tương đương bên tòa án biết (U.B.H.C kỳ báo cáo cho chưởng lý và U.B.H.C tình báo cho biện lý (1).
Làm như thế là để tránh có bọn lợi dụng danh nghĩa cơ quan Chính phủ bắt người mà kỳ thực cả bên hành chính lẫn bên tư pháp đều cùng không ra lệnh bắt ấy.
b) Khi bên tòa án nhận được đơn của dân kêu hoặc tự biết có một việc bắt giam mà không phải là tòa án ra lệnh ấy, thì ông biện lý (1) hỏi tin trên U.B.H.C. Một khi mà bên U.B.H.C đã cho biết hay đã giả nhời rằng việc bắt người ấy là vì cớ chính trị thì tòa án không xét việc ấy nữa và phải giả nhời cho người đương sự là phải sang kêu bên U.B.H.C hay kêu bên thượng cấp hành chính. Trong trường hợp này, ông biện lý không cần phải xét lệnh của hành chính có đúng thể lệ, hay không, trừ khi nào bên hành chính bắt thẩm phán viên trái với sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng giêng năm 1946 hay bắt bộ trưởng thứ trưởng, chủ tịch U.B.H.C kỳ hay tỉnh, cùng đại biểu Quốc hội trái với sắc lệnh số 42 ngày 3 tháng 4 năm 1946.
c) Yết thị cho dân biết bao nhiêu đơn khiếu nại về việc bắt giam phải gửi đền ông biện lý. Nếu ông biện lý xét những đơn ấy thuộc việc bắt giam về cớ chính trị thì chuyển sang U.B.H.C và giả nhời cho người được sự biết.
d) Cũng có khi một việc thường phạm có một phần tính cách chính trị, thí dụ việc trộm cướp dính líu đến người ngoại quốc, việc tống tiền, ám sát, bắt cóc, dính líu đến một đảng phái, việc làm và tiêu giấy bạc giả dính líu đến người ngoại quốc hay một đảng phái.
Gặp những việc này thì ông biện lý nên hỏi ý kiến U.B.H.C tỉnh trước khi truy tố. Nếu là việc quan trọng thì ông biện lý phải hỏi ý kiến ông chưởng lý.
III. VỀ VIỆC PHẠM PHÁP CÓ TÍNH CÁCH CHÍNH TRỊ THÌ NÊN CHIA RA HAI HẠNG:
a) Khi có đủ bằng cớ để buộc tội thì tòa án lẫn hành chính đều có quyền ra lệnh bắt: ví dụ những hành vi phản quốc (tay sai cho ngoại quốc) hay phản động (chống Chính phủ). Trong trường hợp này ty công an mỗi tỉnh có thể lãnh trách nhiệm điều tra ngay trước khi nhận được lệnh của công cáo ủy viên để thu thập tài liệu chứng cớ (điều thứ 9 nghị định bộ Tư pháp ngày 25 tháng 2 năm 1946). Nếu tỉnh nào không phải là trụ sở một tòa án quân sự thì ông chủ tịch U.B.H.C tỉnh có quyền tạm bắt giữ người phạm pháp (điều thứ 9 sắc lệnh số 40).
Nếu xét việc phạm pháp có đủ chứng cớ để buộc tội thì U.B.H.C tỉnh hoặc ty công an gửi hồ sơ cho ông công cáo ủy viên tòa án quân sự trong hạn 15 ngày sau khi bắt.
Ở Bắc kỳ tòa án quân sự Hải phòng đặt ở Hải phòng và xét xử những việc xẩy ra ở Hải phòng, Hải dương, Kiến an, Hải ninh, và Quảng yên. Tòa án quân sự Hà nội đặt ở Hà nội và xét xử những việc xẩy ra ở những tỉnh khác thuộc Bắc kỳ mà chưa kể ở quản hạt tòa án quân sự Hải phòng.
b) Nếu như việc phạm pháp tuy chưa đủ chứng cớ rõ rệt để đưa tòa án quân sự nhưng những “lời nói hay việc làm có thể làm hại cho sự tranh đấu dành độc lập, cho chế độ dân chủ, cho sự an toàn của công chúng và sự đoàn kết của quốc gia” thì ty công an giao hồ sơ cho chủ tịch U.B.H.C tỉnh xét đề nghị việc đưa đi an trí trong 15 ngày hôm sau khi bắt. Những danh từ “lời nói” “việc làm” nói trên đây, phải hiểu là “lời nói có tính cách tuyên truyền” và “những hành động hữu ý”.
Nếu hồ sơ trong tay ông biện lý thì ông biện lý chuyển giao ông công cáo ủy viên sau khi ông dự thẩm tra mệnh lệnh về thẩm quyền.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ | BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
(1)Ở những tỉnh không có biện lý thì ông chánh án
- 1Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 2Sắc lệnh số 40 về việc bảo vệ tự do cá nhân do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 3Sắc lệnh số 42 về việc ấn định thủ tục truy tố các khinh tội hay trọng tội khi phạm nhân là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính Kỳ hay tỉnh và Đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 4Thông tư 55P/4 năm 1946 về việc giam cứu do Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư liên bộ 208-NV/PC năm 1946 về nguyên tắc bắt giam do Bộ Nội Vụ- Bộ Tư Pháp ban hành
- Số hiệu: 208-NV/PC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 27/05/1946
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp
- Người ký: Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Đình Hoè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra